Cuộc triển lãm gây nhiều tranh luận cho thấy Trung quốc gặp khó khăn về nước uống

Some of the exhibitied bottles of dirty water

Some of the exhibitied bottles of dirty water Source: SBS

Trong khi hầu hết các tỉnh ở miền Nam Trung Hoa phải đối phó các cơn mưa như thác đổ thì những tỉnh miền Bắc hiện lâm vào cuộc khủng hoảng về nước uống.


Trung quốc chiếm 20 phần trăm dân số của thế giới thế nhưng chỉ có 7 phần trăm nguồn nước mà thôi.

Một cuộc triển lãm gây nhiều tranh luận tại Bắc kinh cho thấy nước uống nhiễm bẩn tại một thị trấn phía bắc Trung Hoa gây ra cuộc thảo luận về nạn ô nhiễm nguồn nước tại các vùng nông thôn cùng với vấn đề nước bị nhiễm bẫn cùng nạn thiếu nước tại miền Bắc nước nầy.

Tại một cuộc triển lãm nhỏ ở Bắc kinh, hàng kệ màu trắng dọc theo các bức tường nay đã trống trơn.

Chỉ một vài ngày trước đó, các hàng kệ nầy được xếp đông nghẹt với hàng ngàn chai nước.

Những chai nước uống nầy không được đổ đầy với nước suối thiên nhiên trong sạch, thế nhưng là những thứ nước uống màu nâu bẩn của ngôi làng Tiểu Hảo Tứ, thuộc tỉnh Thiểm Tây ở tây bắc Trung quốc.

Một người có tên là anh Nut, là một nghệ sĩ chịu trách nhiệm trong việc mang các chai nước nói trên đến Bắc kinh.

Ông nầy không cho giới truyền thông biết tên thật, do lo ngại chính phủ Trung quốc sẽ gây khó khăn cho ông ta.
 
“Quí vị có thể thấy các con sông đen kịch và dơ bần, còn nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Gia súc uống nước và nước nầy cũng phục vụ cho mùa màng, còn mọi người cũng uống nước nầy. Toàn thể hệ sinh thái đã bị ô nhiễm rất nhiều”.

Ông nầy đã đóng 10 ngàn chai nước uống của ngôi làng nói trên để mang lên Bắc kinh triển lãm, hầu nâng cao nhận thức về việc ô nhiễm nước uống tại Trung quốc.

Ông cho biết, nước trong chai cho thấy có các kim loại nặng ở mức cao.
 
“Loại nước nầy không thích hợp để cho người uống, nếu uống nhiều nước thứ nầy quí vị có thể bị bệnh như ung thư hay các bệng ngoài da, còn gia súc cũng có thể chết đi”.
 
Khó khăn về nước uống, không chỉ giới hạn trong một ngôi làng.

Các con số thống kê của chính phủ trong năm 2016 cho thấy, có 80 phần trăm mạch nước ngầm ở Thủ đô được thử nghiệm cho thấy bị ô nhiễm và việc nầy góp phần vào tình trạng khan hiếm nước uống tại các vùng miền Bắc khô hạn.

Có hơn 1 phần 3 các nơi ở Hoa Lục, hiện đối diện với những khó khăn về thiếu nước sạch lên hết sức cao.
"Họ giả vờ như không có chuyện khó khăn về nguồn nước, rồi chẳng làm gì cả”, anh Nut.
Giáo sư Tống Quốc Dân thuộc đại học Nhân dân Bắc kinh, giải thích.
 
“Khó khăn về nước tại Trung quốc cả về mặt khan hiếm nước sạch mà còn nước bị ô nhiễm nữa và hai yếu tố  nầy dính liền với nhau".

"Nạn ô nhiễm nước gây ra thiếu hụt nước trong đời sống, chẳng hạn như sông ngòi hay các hồ nước lẽ ra là những nguồn nước uống được, thế nhưng bị ô nhiễm nên quí vị phải tìm nước ở nơi khác”, Tống Quốc Dân.
 
Việc tìm nguồn nước khác thay thế, trở nên một nhu cầu thiết yếu cho thành phố Bắc kinh, nơi 40 phần trăm dòng sông đều bị ô nhiễm nặng và không thể xử dụng được.

Năm nay thành phố bắt đầu một kế hoạch, nhằm dọn sạch 140 trong số các con sông bị ô nhiễm.

Ngoài ra việc bơm nước ngầm quá mức để lấy nước uống, cũng khiến cho thành phố nầy lún xuống đến 11 phân mỗi năm.

Do việc thiếu nước sinh hoạt, các kế hoạch đặt ra để dẫn nước từ các tỉnh phía nam có nhiều mưa qua dự án bắc nam, để đưa nước về thủ đô và các tỉnh khan nước.

Giáo sư Tống cho rằng, mọi người nên trả thêm tiền cho việc dẫn nước nầy, một điều mà chính phủ ngần ngại khi áp dụng.
 
“Nếu chi phí di chuyển người dân cao hơn là mang nước về, thì tại sao không làm chuyện nầy?".

"Dĩ nhiên chuyển nước về phải mất phí tổn, thế nhưng chúng ta nên thêm phí tổn nầy vào giá nước cung cấp”, Tống Quốc Dân.

Trong khi đó, bà Hoàng Giao là một nhà nghiên cứu của Viện Nguồn Nước Thế giới tại Bắc kinh.

Bà cho biết, viễn tượng khan hiếm nước của Trung quốc hiện được cải thiện, nhờ vào các sáng kiến của chính phủ như chính sách hồi năm 2012, cải tiến việc dẫn thủy và đề ra các biện pháp tốt hơn, để bảo vệ phẩm chất các nguồn nước.
 
“Chúng tôi so sánh nạn thiếu nước của hai thời kỳ, đầu tiên là từ năm 2001 cho đến 2010 và rồi chúng tôi cũng so sánh từ năm 2010 cho đến 2015".

"Chúng tôi thấy có rất nhiều vùng trở nên khá hơn trong giai đoạn thứ hai, vốn xảy ra sau khi các chính sách bắt đầu được hoàn thành”, Hoàng Giao.

Thế nhưng người nghệ sĩ tự gọi là anh Nut nói rằng, các hướng dẫn không phải luôn luôn được tuân theo.

Vào tuần nầy, những người từ Vụ Kỹ nghệ và Thương mại Trung quốc đã được gởi đến, để dọn sạch cuộc triển lãm của ông ta.

Công ty đóng chai nước và chính quyền ngôi làng Tiểu Hảo Tứ, đã lên tiếng than phiền và mô tả ông nầy là kẻ gây rối.

Trong khi đó, ông nầy nói rằng thực tế về nước uống tại Trung quốc, không phải là một thông điệp mà mọi người muốn nghe.
 
“Nhà cầm quyền tránh né trong việc giải quyết vấn đề nầy, họ biết nguồn nước bị ô nhiễm thế nhưng lại không điều tra chuyện nầy thật nghiêm túc".

"Vấn đề được xem là thông thường ở Trung quốc, mọi người biết rõ là có vấn đề và nó bắt nguồn từ đâu".

"Họ giả vờ như không có chuyện khó khăn về nguồn nước, rồi chẳng làm gì cả”, anh Nut.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share