Chính quyền Joe Biden sẽ ảnh hưởng đến Úc ra sao?

National Guard soldiers walk out of the U.S. Capitol, Saturday, Jan. 16, 2021, in Washington, as security is increased ahead of the inauguration of President-elect Joe Biden and Vice President-elect Kamala Harris

National Guard soldiers walk out of the U.S. Capitol, Saturday, Jan. 16, 2021, in Washington. Source: APP

Việc Joe Biden trở thành Tổng thống Hoa Kỳ cũng đồng nghĩa với việc nước Úc sẽ chịu áp lực nhiều hơn trong việc thực hiện mục tiêu biến đổi khí hậu và mối quan hệ với Trung Quốc


Một trong các công việc đầu tiên ông Joe Biden muốn đề cập đến khi ông chính thức là tân Tổng Thống Hoa Kỳ, đó là chuyện đối phó với khí hậu biến đổi.

Ông sẽ nhanh chóng tái gia nhập hiệp ước khí hậu Paris và ký một loạt các văn kiện hành pháp, để đặt nước Mỹ vào đúng đường trong việc đạt được nền kinh tế với năng lượng sạch 100 phần trăm.

Biến đổi khí hậu sẽ là một phần trong chính sách ngoại giao của chính phủ Biden.

Ông cho biết sẽ theo đuổi việc thuyết phục các quốc gia thải khí carbon, cùng với ông trong việc thực hiện các mục tiêu cứng rắn hơn.

Ông cũng nói rằng, ông không lo ngại đụng chạm với các nhà lãnh đạo thế giới khác về những việc cần phải làm.

Trong khi hầu hết công việc liên quan đến Trung Quốc, thì một số chuyên gia cho kết quả lại không tốt đẹp và hứa hẹn cho chính phủ Úc.

Ông Michael Fullilove, giám đốc của Viện Lowy nói rằng, biến đổi khí hậu có thể là một điểm khó chịu giữa chính phủ Morrison và chính phủ Biden.

“Ông Jake Sullivan là cố vấn an ninh quốc gia của ông Joe Biden nói với tôi hồi năm rồi rằng, ông Biden muốn đẩy mạnh các bạn bè của nước Mỹ như nước Úc, để tiến hành thêm nữa trong lãnh vực biến đổi khí hậu".

"Vì vậy chúng tôi không muốn là một trở ngại về thay đổi khí hậu".

"Sự kiện là cả thế giới đều thay đổi và xa rời với carbon, cũng như đặt ra giá cả cho các quốc gia như nước Úc, thế nhưng cũng tạo ra cơ hội và nước Úc cần làm về phần mình trong việc giúp đỡ cho thế giới tránh được nạn nóng ấm toàn cầu nguy hiểm".

"Đó là quyền lợi của chúng ta cũng như quyền lợi của cả thế giới, đó cũng là quyền lợi trong mối quan hệ tích cực song phương với Washington, bởi vì ông Biden sẽ hy vọng không ít từ chúng ta”, Michael Fullilove.

Được biết, Thủ Tướng Scott Morrison từ chối cam kết một mục tiêu thải khí bằng không vào năm 2050, khi cho rằng ông quan tâm trong việc đầu tư vào kỹ thuật giảm bớt khí thải hơn.

Trong khi đó, ông Peter Christoff là một khoa học gia chú trọng đến biến đổi khí hậu nói rằng, nước Úc là một trong các nước thải khí nhiều nhất tính theo đầu người, có thể đã vi phạm hiệp ước Paris vì không đề ra một mục tiêu mới trong 5 năm.

“Úc đã là kẻ đứng ngoài một chút, khi không cập nhật các mục tiêu mà nước này bắt buộc phải thực hiện theo Thỏa thuận Paris và các thông báo do Thủ tướng Morrison đưa ra khá nhiều cho thấy rằng, chúng ta không có bất cứ điều gì giống như mức độ tham vọng, đó là yêu cầu theo Hiệp ước Paris".

"Nếu Mỹ bắt đầu tiến rất nhanh và tất nhiên Mỹ là một trong hai quốc gia phát thải lớn nhất cùng với Trung Quốc và Trung Quốc đã hứa sẽ giảm mức phát thải ròng bằng không vào năm 2060, thì Úc sẽ phải hứng chịu nhiều hơn hiện tại”, Peter Christoff.

Trong khi đó, một trong các hậu quả đáng kể nhất cho nước Úc, có thể là chính sách của ông Biden trong việc áp đặt ‘một lệ phí điều chỉnh carbon’, đối với các hàng hoá sản xuất do sử dụng carbon từ các quốc gia, được xem là không đáp ứng nghĩa vụ về khí hậu.

Giáo sư Christoff cho biết, điều đó có nghĩa là các công ty Úc xuất cảng sang Mỹ có thể gặp thuế suất cao hơn.

“Ngụ ý đó là sẽ có một thuế suất trên hàng hoá của Úc và trên các hàng hoá đến từ những quốc gia không tiến đủ nhanh".

"Ý nghĩa là sẽ có một mức thuế đánh trên hàng hoá của Úc và các nước khác bị tụt hậu so với nỗ lực của họ, trong việc trong sạch hóa ngành sản xuất điện năng, thì nói chung nước Úc có thể dễ dàng theo kịp chuyện đó”, Peter Christoff.

Trong khi đó, nhà khoa học Jennifer Hunt tin rằng chúng ta có thể thấy được Úc sẽ có nhiều hành động hơn nữa, qua việc khuyến khích hay hợp tác với chính phủ Biden.

“Dưới thời chính phủ Trump, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất ra khỏi Hiệp ước Paris".

"Đó là một trong các hiệp ước được đăng ký nhiều nhất và ngay cả Syria cũng tham gia".

"Vì vậy tôi nghĩ rằng việc trở lại sẽ đặt áp lực lên các thành viên được coi là không làm hết sức mình".

"Úc đã hứng chịu rất nhiều chỉ trích quốc tế, vì không hành động với biến đổi khí hậu”, Jennifer Hunt.
"Vì vậy chúng ta thực sự phải rất nhạy bén, phải có mặt để bảo đảm lợi ích của chúng ta”, Michael Fullilove.
Thế nhưng trong lúc nước Úc có thể tìm thấy ở trong một vị thế khó khăn với Mỹ về chuyện khí hậu, thì chuyện nầy có thể trái ngược đối với Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa Úc và Bắc Kinh đã trở nên tệ hại nhanh chóng, kể từ khi Canberra kêu gọi mở cuộc điều tra về nguồn gốc của coronavirus.

Căng thẳng về mậu dịch cho thấy, Trung Quốc áp đặt thuế suất cao hơn đối với lúa mạch, rượu vang và những hàng hoá khác của Úc, qua một tranh cãi ngoại giao trên trang mạng Twitter của một viên chức Trung Quốc, cáo buộc Úc đạo đức giả về vấn đề nhân quyền, qua tranh vẽ một binh sĩ Úc cắt cổ một em bé A Phú Hãn.

Ông Jason Aeavanis, một phân tích gia về kỹ nghệ tại IBISWorld Australia, nói rằng mục tiêu mạnh mẽ hơn của ông Biden sẽ có lợi cho nước Úc.

“Trung Quốc tỏ ra rất thù địch trên mặt trận thương mại với Úc trong khoảng 12 tháng qua".

"Tôi nghĩ rằng họ sẽ không trở nên thân thiện hơn và sớm trở lại mối quan hệ bình thường hóa với nước Úc".

"Mặc dù ông Joe Biden đã trở thành Tổng Thống, tôi chỉ cảm thấy rằng Trung Quốc có quá nhiều vấn đề cần giải quyết ở đó, vì đơn giản là không còn Donald Trump".

"Điều đó đang được nói với Joe Biden, khi ông nầy tập trung mạnh hơn vào các đồng minh của Mỹ như Úc".

"Quí vị có thể thấy, Trung Quốc thận trọng hơn khi tiến về phía trước và nhận thức rằng nếu họ thúc đẩy quá mạnh, họ có thể gặp phải sự đẩy lùi từ Hoa Kỳ”, Jason Aeavanis.

Tuy nhiên cũng có cơ hội cho nước Úc để ảnh hưởng ông Biden về chính sách của Trung Quốc.

Ông Fullilove nói rằng, Thủ Tướng Scott Morrison nên gặp gỡ ông Biden càng sớm càng tốt và vượt qua các nước khác trong việc ảnh hưởng và tiếp cận để hình thành chính sách của Mỹ.

“Thật khó để nói rằng ông Scott Morrison xây dựng tình bạn với ông Joe Biden, giống như đã làm với ông Donald Trump".

"Nếu chỉ vì lý do đó, đó sẽ là một lĩnh vực cạnh tranh hơn nhiều với ông Joe Biden, cả thế giới thực sự đang đổ xô đến Washington để kết bạn với chính quyền mới".

"Vì vậy chúng ta thực sự phải rất nhạy bén, phải có mặt để bảo đảm lợi ích của chúng ta”, Michael Fullilove.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share