Chính phủ liên bang được thúc giục tăng cường chính sách về khí hậu

Sydney climate change rally in September AAP

Source: AAP

Chính phủ liên bang sẽ hủy bỏ một kế hoạch gây tranh cãi sử dụng cái gọi là "thủ thuật kế toán", để đạt được các mục tiêu giảm bớt khí thải nhà kính. Tại cuộc họp thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu vào tuần tới ngày 12 tháng 12, Thủ Tướng Scott Morrison sẽ tiết lộ quyết định từ bỏ các khoản tín dụng carbon chuyển tiếp.


Các áp lực quốc tế ngày càng mạnh hơn, trong việc đòi hỏi cần có những hành động mạnh mẽ về biến đổi khí hậu, với đồng minh thân thiết của nước Úc cũng cam kết về các mục tiêu mới đầy tham vọng.

Thượng nghị sĩ Joe Biden được giới truyền thông tuyên bố đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ, đã tuyên bố mục tiêu giảm bớt khí thải là số không vào năm 2050, đây được xem là mục tiêu chính yếu trong chính sách của ông, cũng như ông kêu gọi thế giới nên làm nhiều hơn nữa.

“Chúng ta phải mang thế giới đồng hàng cùng chúng ta".

"Các hoạt động trên toàn cầu đòi hỏi sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, thế nhưng Mỹ chỉ phát thải có 15 phần trăm lượng thán khí carbon, các phần còn lại của thế giới cũng phải có hành động nữa”, Joe Biden.

Trong khi đó, Thủ Tướng Anh Boris Johnson hứa hẹn sẽ cắt giảm khí thải gần 70 phần trăm vào năm 2030, dựa trên mức độ cuả năm 1990.

Ông cũng chủ tọa cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo thế giới vào ngày 12 tháng chạp sắp tới, trong đó ông đòi hỏi có nhiều cam kết đầy tham vọng trong việc cắt giảm khí thải.

Người đứng đầu nhóm bảo vệ môi sinh Greenpeace Úc Châu, ông David Ritter cho biết nước Úc bị tụt hậu đàng sau.

“Nước Úc đã bị cô lập một thời gian và điều nầy ngày càng gây nhiều sự bối rối".

"Việc ông Joe Biden được xem là thắng cử, cùng với các yêu cầu rất rõ ràng từ ông Boris Johnson, cũng như các nhà lãnh đạo thế giới khác, cho thấy họ có nhiều tham vọng nhằm vận động cả thế giới, đi trên con đường ngăn tránh sự thiệt hại về khí hậu tệ hại nhất, khiến cho nước Úc lại càng bị cô lập hơn nữa”, David Ritter.

Tại cuộc họp thượng đỉnh, Thủ Tướng Scott Morrison sẽ loan báo việc nước Úc sẽ từ bỏ cách thức ngắn ngủi, để đạt được các mục tiêu năm 2030, do Hiệp Định Paris đặt ra.

Chính phủ có kế hoạch đạt được mục tiêu giảm bớt khí thải, bằng cách sử dụng hơn 400 triệu điểm về khí thải đã dành được, khi đạt được mục tiêu do hiệp ước Kyoto đề ra trước đó.

Việc sử dụng số điểm được chuyển qua bị Greenpeace mô tả, là một cách kế toán mưu mẹo và bị nhiều chỉ trích của quốc tế.

Tổng Trưởng Tư Pháp Christian Porter nhấn mạnh rằng, nước Úc sẽ làm hết sức mình để hoàn thành nghĩa vụ.

“Lập trường của chính phủ căn bản là chúng ta tìm cách sử dụng mọi kỹ thuật, để đáp ứng các mục tiêu khí hậu do hiệp ước Paris đề ra, mà không lệ thuộc vào sự kiện là chúng ta đã vượt quá mục tiêu, so với những gì đề ra trong hiệp ước Kyoto".

"Khi quí vị xem xét hành động của Úc so với các nước khác trên thế giới, chúng ta có một mục tiêu không chỉ đạt được mà trong lịch sử, chúng ta còn đánh bại mục tiêu đó”, Christian Porter.
"Trong khi thực tế, là phần còn lại của thế giới đã bác bỏ, đó là một thủ thuật kế toán, như vậy đó không phải là một điểm cộng cho chính phủ”, Anthony Albanese.
Việc quay lại sử dụng các số điểm được mang qua, đã được các dân biểu đảng Tự do hoan nghênh, nay họ kêu gọi chính phủ cần hành động nhiều hơn nữa để giảm bớt khí thải.

Dân biểu Trent Zimmerman cho biết, đây là một bước quan trọng trong việc nước Úc đạt được các mục tiêu khí hậu trong dài hạn.

“Để đạt được mức thải khí bằng không, như chúng ta luôn kỳ vọng, sẽ còn rất nhiều công việc phải làm từ 10 đến 30 năm tới".

"Tôi nghĩ nếu chúng ta hướng đến năm 2030 với đầy tự tin, chúng ta không cần phải chuyển những điểm đã đạt được".

"Việc nầy giúp các mục tiêu dài hạn của chúng ta đến mức thải khí bằng không dễ dàng hơn và đó là kết quả hết sức tuyệt vời”, Trent Zimmerman.

Thế nhưng hành động nầy dường như gặp sự chỉ trích của những người nghi ngờ về thay đổi khí hậu trong hàng ngũ Liên Đảng.

Ông David Ritter thuộc Greenpeace thúc giục Thủ Tướng hãy thực hiện các hành động mạnh mẽ về thay đổi khí hậu.

“Nhiệm vụ chính yếu của bất cứ vị Thủ Tướng Úc nào phải là sự an toàn, hạnh phúc và sự hưng thịnh trong tương lai của người dân Úc".

"Vì vậy, nếu thủ tướng Scott Morrison nghiêm túc trong việc tập hợp các nghĩa vụ thiêng liêng đó, thì ông ấy cần phải lưu ý những người còn hoài nghi về biến đổ khí hậu trong đảng minh".

"Ông cũng sẽ cam kết Úc sẽ đạt mức thải khí bằng không vào năm 2040, cùng một con đường đáng tin cậy để đạt được điều đó”, David Ritter.

Trong khi đó, đảng Lao Động có kế hoạch đạt mức giảm khí thải bằng không vào năm 2050, hiện vận động chính phủ tiết lộ chi tiết kế hoạch giảm bớt khí thải.

Lãnh tụ Lao Động đối lập, Anthony Albanese nói rằng nước Úc cần các hành động mạnh mẽ hơn về thay đổi khí hậu.

“Trong ngắn hạn chính phủ hiện chưa làm đủ và chắc chắn cũng chẳng làm đủ trong dài hạn, để đối phó với sự thay đổi khí hậu".

"Tuyên bố của ông Scott Morrison là sẽ không sử dụng một mánh khóe kế toán đối với các khoản tín dụng ở Kyoto, như thể đó là một điều tích cực".

"Trong khi thực tế, là phần còn lại của thế giới đã bác bỏ, đó là một thủ thuật kế toán, như vậy đó không phải là một điểm cộng cho chính phủ”, Anthony Albanese.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share