Từ châu Âu, tình trạng thực tế về hạn hán của Úc khó có thể kiểm soát được.
Nhưng trong những năm gần đây, việc này đã bắt đầu được đưa vào theo dõi thông qua một loạt bảy vệ tinh được gọi là Hệ thống Copernicus.
Phó Tổng Giám đốc Ủy ban Châu Âu Patrick Child đang ở Úc để triển khai công nghệ này.
"Đó là một loạt các vệ tinh được tài trợ ở châu Âu, cung cấp dữ liệu về tình hình khí hậu đang diễn ra trên bề mặt trái đất cho cộng đồng toàn cầu. Chúng tôi rất vui khi có thể chia sẻ dữ liệu của mình với các quốc gia như Úc để giúp họ hiểu được những gì đang diễn ra về biến đổi khí hậu, việc sử dụng đất, sa mạc hóa và tất cả các xu hướng thực sự ảnh hưởng đến cách sống của mọi người."
Ông Child đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh quan sát trái đất-một sự kiện toàn cầu nhằm phát triển việc truy cập vào dữ liệu và giám sát trái đất.
Ông nói rằng hệ thống của Liên minh châu Âu đã được chứng minh hữu ích kịp thời cho các cộng đồng trên khắp nước Úc.
"Ví dụ như nạn hạn hán khủng khiếp mà nhiều cộng đồng Úc đang phải đối mặt hiện tại. Rõ ràng với dữ liệu vệ tinh, chúng tôi không thể phản ứng hỗ trợ ngay lập tức đối với những đau khổ mà người dân đang phải hứng chịu vì đợt hạn hán. Điều chúng tôi có thể làm là hợp tác các tổ chức nghiên cứu và chính quyền ở Úc để giúp bạn thiết kế hệ thống nông nghiệp bền vững hơn trong tương lai và sau đó có thể đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt."
Tiến sĩ Stuart Minchin đến từ Geoscience Australia.
Ông nói rằng dữ liệu thu được từ các vệ tinh chỉ là bước đầu tiên.
"Chúng ta chỉ đang thấy được một phần nhỏ giá trị có thể đạt được từ hệ thống này ở Úc, chúng ta đã trở nên rất tốt vì chúng ta không có vệ tinh riêng. Chương trình của Corpernicus chỉ là một mỏ vàng chứa những thông tin hữu ích và chúng ta chỉ đang học cách sử dụng nó."
Dữ liệu thu thập từ các vệ tinh cũng đã giúp dự báo lượng mưa lớn chưa từng thấy trước trận lũ xảy ra Townsville ở Queensland hồi đầu năm nay.
Nhưng Tiến sĩ Minchin cho biết mục đích chính của các vệ tinh là giúp theo dõi các mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu.
"Đối với những thứ như biến đổi duyên hải và tác động của hạn hán và cường độ của những vấn đề này như chúng ta đã thấy, việc có một hệ thống quan sát Trái đất liên tục được hiệu chỉnh và đo lường, và so sánh theo thời gian thực cho phép chúng ta đo lường những tác động đó khi chúng tiến triển."
Patrick Child hy vọng các quốc gia khác trong khu vực sau này cũng có thể được hưởng lợi từ chương trình này.
"Ở khu vực Thái Bình Dương này, các cộng đồng đảo rất đặc biệt dễ bị tổn thương và chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu . Nên chúng tôi muốn xem những gì chúng tôi có thể làm được để giúp đỡ họ."
Jasmine Mendiola đến từ nhóm bảo tồn "Rare in Micronesia".
Cô nói rằng việc truy cập vào dữ liệu đó là rất cần thiết cho các nước đang phát triển như của quốc gia của cô.
"Có các loại hình công nghệ tốt hơn sẽ giúp xem xét tình trạng ngập lụt và quan sát cường độ sóng biển. Đó là những thứ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta bởi vì chúng ta quá phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Đó có thể là dữ liệu chúng ta có thể sử dụng để giúp bảo vệ và tìm cách bảo đảm rằng chúng ta không mất đi hệ sinh thái tự nhiên quý giá."
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại