“Chúng ta hiện ở trong cuộc đua giữa 2 yếu tố: một là khả năng thích ứng của hệ sinh thái và đàng kia là tốc độ tác động của sự thay đổi khí hậu”.
Đó là lời cảnh cáo của ông Hoesung Lee, Chủ tịch của Ủy ban Liên Chính phủ về Thay đổi khí hậu Liên hiệp quốc gọi tắt là IPCC tuyên bố, khi ban hành bản phúc trình mới nhất của Ủy ban.
Tổng hợp các đóng góp của hơn 100 khoa học gia từ 36 quốc gia, phúc trình đề cập đến tình trạng nóng ấm của các đại dương, băng hả tan chảy nhanh và các địa cực co lại, gây ảnh hưởng cho hơn 1 tỷ 3 người, sống ở các vùng đất thấp hay tại các vùng núi cao nữa.
Trong khi đó, Tiến sĩ Kathleen McInnes là một trong các tác giả của bản phúc trình và cũng là khoa học gia cao cấp, chuyên về nghiên cứu tại cơ quan khoa học của chính phủ Úc là CSIRO.
Bà cho biết, đây là lần đầu tiên có sự thẩm định thực sự về hệ thống khí hậu, hiện biến đổi ra sao.
“Những gì chúng ta thấy được, không chỉ có sự thay đổi nhanh chóng mà còn gia tăng nhanh chóng nữa".
"Chẳng hạn như hiện nay chúng ta thấy, mực nước biển gia tăng với mức độ khoảng 3,6 milimét mỗi năm".
"Trong thập niên qua, chúng ta đã thấy nhiệt độ cao ở các đại dương".
"Chúng ta cũng thấy sóng nhiệt trên biển tăng gấp đôi, kể từ năm 1982."
"Và như vậy có rất nhiều hiện tượng xảy ra trên các đại dương, thực sự bắt đầu thay đổi rất nhanh chóng”, Kathleen McInnes.
Phúc trình tham khảo 7 ngàn ấn bản khoa học và tìm thấy đại dương trở nên ấm áp hơn, có nhiều chất acit hơn và không còn giàu các trữ lượng nữa.
Phúc trình cho biết, việc tan chẩy băng hà ở địa cực có thể nâng mực nước biển lên từ 30 đến 60 centimet vào cuối thế kỷ nầy, nếu mức độ nóng ấm toàn cầu giới hạn đến 2 độ bách phân.
Và nếu mức độ ô nhiễm tiếp tục gia tăng theo chiều hướng hiện tại, thì mực nước biển có thể tăng đến một mét.
Tiến sĩ McInnes giải thích về một số hậu quả của mực nước biển gia tăng.
“Khí hậu của sóng biển hiện thay đổi, đặc biệt là tại đại dương phía nam, với chiều cao của sóng hiện gia tăng".
"Dĩ nhiên việc nầy ảnh hưởng đến chúng ta, qua các đợt sóng làm biến đối duyên hải của chúng ta, tại nhiều nơi đã trải qua những vụ xâm thực và sụp đổ bờ biển".
"Vì vậy đó là việc kết hợp của mực nước biển cao hơn cùng với các cơn sóng cao hơn, không phải là một tin tốt lành”, Kathleen McInnes.
Bà nói rằng, các cộng đồng ven biển ở Úc có thể đối diện với nạn lụt cực độ, ít nhất là một lần mỗi năm vào năm 2050, khi trước kia chuyện nầy chỉ xảy ra một lần trong một thế kỷ mà thôi.
“Với các hiện tượng khắc nghiệt thường xuyên xảy ra trong chu kỳ ngắn hạn hơn, nó không cho xã hội có đủ thời gian hay cộng đồng có đủ thời giờ để hồi phục, trước khi lại bị ảnh hưởng của một vụ khác".
"Vì vậy việc nầy gây căng thẳng cho các cộng đồng, cũng như cho nền kinh tế”, Kathleen McInnes.
Việc công bố bản phúc trình trùng hợp với sự kiện các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Nữu Ước.
Tuyên bố trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Thủ tướng Scott Morrison cho biết nước Úc sẽ công bố các cam kết về thay đổi khí hậu.
“Nó thích ứng với chi phí hiệu quả, hơn là liên tục phản ứng với hậu quả của các sự kiện cực đoan khi chúng xảy ra. Vì vậy, nó sẽ có giá nhưng chi phí không làm gì cao hơn nhiều”, Kathleen McInnes.
Ông cho biết, nước Úc có lẽ sẽ vượt quá mức giảm bớt thải khí được ấn định trong Hiệp Định Paris.
“Cuộc tranh luận không còn là về việc quí vị có cần hành động đối với biến đổi khí hậu hay không, cuộc tranh luận đó đã giải quyết trong chính trị Úc về mặt các đảng lớn".
"Vấn đề là, chính phủ có trách nhiệm quản lý và cân bằng các cam kết đó như thế nào, để bảo đảm tương lai của Úc và đó là những gì chính phủ đang làm".
"Xem ra chúng tôi khá minh bạch về điều này, khi nói những gì chúng tôi sẽ làm, đưa ra các chính sách để đạt được và sau đó chúng tôi đạt được nó và quí vị biết gì không?
"Chúng tôi làm tốt hơn và vượt qua việc đó”, Scott Morrison.
Trong khi đó, ông Joseph Moeono Kolio là người đứng đầu tổ chức Greenpeace ở khu vực Thái bình Dương.
Ông cho biết, là một trong các quốc gia chính yếu xuất cảng than đá, nước Úc cần phải làm nhiều hơn để đối phó với tình trạng khí hậu thay đổi.
“Chính phủ liên bang thực sự muốn làm, là kéo đầu ra khỏi cát và cam kết việc loại dần các nhà máy điện chạy bằng than đá, cũng như tiến hành kế hoạch nhanh chóng gia tốc việc chuyển sang 100 phần trăm năng lượng tái tạo”, Josehp Moeono Kolio.
Đó là suy nghĩ cũng được bà Kelly O’Shanassy, giám đốc Hiệp hội Bảo tồn Úc châu cho biết.
“Từ lâu các khoa học gia cho chúng tôi biết rằng trái đất hiện ấm dần, đại dương nóng lên và điêu nầy dẫn đến tình trạng bạch hóa các rặng san hô, có nhiều sóng nhiệt và hiện tượng El Ninos, dẫn đến nhiều vụ cháy rừng".
"Vì vậy chúng ta biết có những khó khăn về khí hậu, biết các giải pháp cho việc nầy, vì vậy tôi mong ước chúng ta chỉ cần theo đúng như vậy”, Kelly O'Shanassy.
Trong khi đó, ông Joseph Moeono Kolio cho biết, bản phúc trình nói rõ về tình trạng khẩn cấp của khí hậu, đã gia tăng thêm nữa.
“Đặc biệt đối với Thái bình Dương, đó là một cuộc khủng hoảng lớn lao do mực nước biển dâng cao, giống như sóng cao cùng bão tố ngày càng gia tăng mà hiện nay đang xảy ra".
"Nó gây ra mối nguy cơ ngày càng tăng đối với văn hóa, thực phẩm, việc tiếp cận nguồn thực phẩm, cuộc sống và nói chung lịch sử cả văn hóa của chúng ta”, Joseph Moeono Kolio.
Ông cho biết, chính phủ Kiribati đã mua đất đai tại Fiji, để những người tỵ nạn vì thời tiết có nơi để đến.
“Chúng tôi không muốn di cư ra khỏi quần đảo của chúng tôi. Thế nhưng quí vị biết thực tế là một số đã ra đi, bởi vì nơi nầy không còn có thể sống được trên chính quê hương của mình".
"Rồi với các quốc gia tiếp nhận những người tỵ nạn vì thời tiết, quí vị biết cũng gây ra các nguy cơ lớn lao cho họ nữa, với các làn sóng người du nhập".
"Đặc biệt với những người ở Úc và New Zealand, nguy cơ là cộng đồng Thổ dân phải di dời để nhường chỗ những người khác mới đến”, Joseph Moeono Kolio.
Ông nói rằng, những gì xảy ra tại khu vực Thái bình Dương hiện nay, là viễn cảnh cho nước Úc và những nước khác trên thế giới sẽ đối diện.
Bà Kathleen McInnes cho biết, điều quan trọng là các cộng đồng duyên hải phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở, để chịu đựng được vấn đề không tránh khỏi, là mực nước biển gia tăng, nếu họ không sẵn sàng.
“Nó thích ứng với chi phí hiệu quả, hơn là liên tục phản ứng với hậu quả của các sự kiện cực đoan khi chúng xảy ra. Vì vậy, nó sẽ có giá nhưng chi phí không làm gì cao hơn nhiều”, Kathleen McInnes.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại