Bầu trời chiều thứ hai 19-8 của Sao Paulo, thành phố lớn nhất ở Nam Mỹ, chìm trong một cuộn khói khổng lồ khiến trời tối sầm sập dù đang giữa ban ngày.
“Người dân miền quê đã bắt đầu cảm thấy rõ ảnh hưởng của khói, bởi không khí vốn dĩ trong lành đã bị thay thế bởi khói và bụi”, Alberto Shiguematsu, một người dân sống tại São Paulo cho hay. Theo lời ông, trong suốt 10 năm Shiguematsu sống tại đây, chưa bao khói cháy rừng phủ kín trời như vậy.
Vì São Paulo cách nơi xảy ra vụ cháy tới vài ngàn kilomet, người dân nơi đây không nghĩ mình sẽ bị ảnh hưởng bởi khói bụi cháy rừng.
Tờ và nhiều tờ báo quốc tế khác cho biết cuộn khói từ các đám cháy ở rừng nhiệt đới Amazon bị gió lớn thổi bay hơn 2.735km. Khói và tàn tro như một tấm chăn dày che kín không cho ánh mặt trời xuyên qua.
Các số liệu chính thức cho thấy hơn 75.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong tám tháng đầu năm - con số cao nhất kể từ năm 2013. So với 39.759 vụ trong cả năm 2018.
Những hình ảnh từ vệ tinh của Trung tâm nghiên cứu không gian Brazil cho thấy, các vụ cháy rừng đã hủy hoại diện tích kỷ lục gần 73.000 ha trong năm nay, chủ yếu là tại vùng rừng rậm Amazon, vốn được coi là “lá phổi của hành tinh”.Vừa qua, Viện Nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE) cho biết khoảng 2.254 km2 rừng Amazon đã bị chặt phá trong tháng 7 vừa qua, tăng 278% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trees burn during a fire in the highway margins in the city of Porto Velho, Rondonia state, part of Brazil's Amazon. Source: AAP
Trong sáu tháng đầu năm 2019, cũng là lúc tốc độ rừng Amazon bị tàn phá đã tăng lên hơn 60% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhiều vùng tại Brazil bị bao phủ trong khói mù do cháy rừng.
Các số liệu chính thức cho thấy hơn 75.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong tám tháng đầu năm - con số cao nhất kể từ năm 2013. So với 39.759 vụ trong cả năm 2018.
Khoảng 60% diện tích rừng rậm Amazon - lá phổi Xanh của hành tinh - thuộc lãnh thổ Brazil. Là rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới, Amazon hấp thu lượng lớn khí thải CO2 trong khí quyển và quang hợp để biến loại khí gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu này thành khí O2 thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta.
Phát biểu tại lễ ký thỏa thuận với FAO, Tổng Thư ký ACTO Alexandra Moreira Lopez đã đề cập tới các mối đe dọa tác động tới rừng Amazon gồm biến đổi khí hậu, tình trạng phá rừng bừa bãi, việc triển khai các dự án hạ tầng nhất định, nạn buôn bán bất hợp pháp các loài động thực vật.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành tổ chức phi chính phủ Amazon Watch Leila Salazar-López đã chỉ trích chính sách của Chính phủ Brazil hiện nay làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng về môi trường, ảnh hưởng tới hệ sinh thái vùng Amazon và người dân bản địa.
Reuters dẫn lời Alberto Setzer - nhà khoa học của INPE - cho biết thời tiết vùng Amazon năm 2019 không quá khắc nghiệt, nếu không muốn nói là bình thường như mọi năm khi lượng mưa trong tháng mùa khô cũng chỉ thấp hơn mức trung bình một ít.
INPE bắt đầu giám sát rừng Amazon từ năm 2013. Từ ngày 15-8 năm nay, thông qua các hình ảnh vệ tinh, INPE xác định có 9.507 vụ cháy rừng mới ở Brazil, đa số ở lưu vực sông Amazon. Cụ thể, bang Roraima bị bao trùm trong khói đen.
Trên thực tế, ngày 9-8 bang này đã công bố tình trạng khẩn cấp ở phía nam và thủ phủ bang là Manaus. Trong khi bang Acre, giáp biên giới giữa Brazil với Peru, đã đưa cảnh báo về môi trường kể từ ngày 16/8 do khói mù từ các đám cháy rừng. Các bang giáp Peru, bang Mato Grosso và Para cũng bị cháy rừng hoành hành nhiều ngày qua.
Chương trình vệ tinh EU Copernicus cũng công bố dữ liệu xác nhận khói từ cháy rừng Amazon bao trùm gần một nửa đất nước Brazil về hướng đông, phía Đại Tây Dương và lan sang các nước láng giềng Peru, Bolivia và Paraguay.
Nguyên nhân vì đâu?
Chỉ trong một thời gian ngắn 6000 loài động thực vật cùng với 20% không khí sạch mà chúng ta đang thở hàng ngày đã và đang dần biến mất trước mắt.
Nhiều nhà môi trường học cho rằng cháy rừng diễn biến phức tạp hiện nay phần lớn là do con người, mà trong đó tổng thống Bolsonaro phải nhận trách nhiệm hàng đầu.Chính phủ của Tổng thống Jair Bolsonaro đang phải đối mặt với chỉ trích khi chưa có những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng đốn chặt gỗ, khai thác mỏ và các ngành sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp tới mục tiêu bảo vệ khu rừng này.
Smoke rising from the fire at the Amazon forest in Novo Progresso in the state of Para, Brazil Source: AAP
Cháy rừng thường xảy ra ở Amazon kéo dài từ tháng Bảy đến tháng Mười. Chúng có thể bùng phát do các hiện tượng tự nhiên như sét đánh, hay bởi nông dân và tiều phu dọn đất để trồng trọt hoặc chăn thả.
Theo Reuters ngày 21-8, cháy rừng là hiện tượng phổ biến trong mùa khô ở Brazil nhưng nhiều vụ cháy do nông dân cố tình châm lửa để xâm lấn đất rừng làm đất chăn thả gia súc.
Lửa tại Amazon thải ra trung bình khoảng 500-600 tấn carbon dioxide/năm. Chỉ nội trong năm 2019 này, lượng carbon dioxide thoát ra khí quyển đã chạm mốc 200 tấn.
Về các vụ cháy rừng mất kiểm soát có xu hướng lan rộng, Tổng thống Bolsonaro cho rằng đây là thời điểm nông dân Brazil đốt đồng để làm sạch đất. Ngược lại, INPE cho rằng quá nhiều vụ cháy khiến sự việc không thể giải thích bằng nguyên nhân tự nhiên hay tập quán canh tác.
Tuần vừa rồi, NASA công bố một loạt ảnh vệ tinh cho thấy cháy rừng và khói tỏa ra từ rừng Amazon. Cho dù ở một số nơi, mức độ nguy hiểm chỉ ở mức trung bình so với những đợt cháy diễn ra suốt 15 năm qua, nhưng ở một số nơi như Amazonas và Rondônia, mọi chuyện diễn ra tệ hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
“Cụ thể, bang Amazonas đã phải chứng kiến các đám cháy vượt ngưỡng trung bình suốt tháng Tám”, đó là nhận định của nhà khoa học Mark Parrington, người đang công tác tại Trung tâm dự báo khí tượng Châu Âu.
Theo lời Parrington, lửa tại Amazon thải ra trung bình khoảng 500-600 tấn carbon dioxide/năm. Chỉ nội trong năm 2019 này, lượng carbon dioxide thoát ra khí quyển đã chạm mốc 200 tấn.
Theo tài liệu từ Cơ sở dữ liệu Khí thải từ Cháy rừng Toàn cầu, tính tới thời điểm thứ Hai đầu tuần, khu vực Amazonas đã phải gánh chịu 8.668 vụ cháy. Con số này vượt năm ngoái, chỉ thiếu 168 vụ nữa là ngang bằng với tổng số vụ cháy diễn ra trong năm 2016.
Mồi lửa do con người
Alberto Setzer, nhà nghiên cứu của INPE, nói: "Mùa khô tạo ra các điều kiện thuận lợi cho cháy rừng, nhưng châm mồi cho ngọn lửa chính là bàn tay con người, dù vô tình hay cố ý".
Theo Thông tấn xã Brazil Agencia, ông Bolsonaro chỉ trích các cảnh báo về suy thoái rừng của INPE là có hại đến tiến trình đàm phán thương mại tự do.Không chỉ INPE, theo kênh truyền hình CNBC, các hiệp hội vì môi trường ở châu Âu cũng cảnh báo thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Brazil có thể khiến tình trạng suy thoái rừng diễn biến xấu hơn, rừng bị xâm lấn nhiều hơn để lấy đất chăn nuôi gia súc.
Source: Getty
Các nhóm môi trường từ lâu đã lên tiếng về chính sách khai thác nông nghiệp và khoáng sản trong vùng Amazon bất chấp các nguy cơ suy thoái rừng của Tổng thống Bolsonaro. Kể từ khi ông Bolsonaro trở thành tổng thống Brazil vào tháng 1-2019, theo Reuters, số lượng cháy rừng đã gia tăng kỷ lục ở khu vực Amazon.
INPE khẳng định dữ liệu vệ tinh cho thấy tốc độ suy thoái rừng tính đến tháng 6-2019 ở Brazil cao hơn cùng kỳ là 88%. Ngược lại, ông Bolsonaro cho rằng đó là "dối trá".
Đầu tháng 8-2019, Ricardo Galvao, giám đốc của INPE, bị Tổng thống Bolsonaro sa thải sau khi hai người tranh luận gay gắt về số liệu thống kê của INPE về sự gia tăng của tình trạng suy thoái rừng.
Rừng Amazon cung cấp 20% lượng oxy cho khí quyển Trái Đất. Vùng rừng này đóng vai trò quan trọng giúp làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu, là ngôi nhà của vô số loài động thực vật.
Hôm 21-8, ông Bolsonaro cũng cáo buộc thông tin báo động về cháy rừng Amazon hiện nay là do các tổ chức phi chính phủ tung ra dẫn dắt dư luận quốc tế chỉ trích chính quyền của ông. Nguyên nhân có thể do từ khi lên nắm quyền, ông đã cắt mạnh ngân sách hoạt động của các cơ quan bảo vệ môi trường ở Brazil.
Cháy rừng Amazon có ý nghĩa gì với khí hậu?
Cháy rừng đang hoành hành với tốc độ kỷ lục ở rừng nhiệt đới Amazon tại Brazil. Các nhà khoa học cảnh báo thảm họa có thể tác động tiêu cực tới cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Rừng Amazon cung cấp 20% lượng oxy cho khí quyển Trái Đất. Vùng rừng này đóng vai trò quan trọng giúp làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu, là ngôi nhà của vô số loài động thực vật.
Độ ẩm của Amazon là lá chắn tự nhiên bảo vệ không khí địa phương khỏi khói bụi từ đám cháy, nhưng vì đám cháy quá lớn, hạn hán xảy ra liên miên, nan phá rừng ngày một trầm trọng, lá chắn đã không còn hiệu quả.
Rừng Amazon có sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú với khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, 2 ngàn loài chim và thú khác nhau và hàng chục ngàn loài thực vật. Bên cạnh những con số thống kê về sự phong phú của động vật thì rừng Amazon cũng có hệ thực vật phong phú nhất thế giới.
Theo thống kê cho thấy có khoảng trên 75.000 kiểu cây gỗ, 150.000 loài thực vật bậc cao và khoảng 90.790 tấn thực vật còn sinh tồn trên mỗi km².
Do sự di cư của con người và sự phát triển của đất nông nghiệp nên tình trạng phá rừng xảy ra mạnh. Từ năm 1960 đổ lại thì diện tích rừng tự nhiên gần như là khá nguyên vẹn. Từ cuối năm 1960 đến nay, có rất nhiều trang trại nông nghiệp được hình thành bằng cách chặt phá rừng Amazon.
Kĩ thuật trồng cấy và bảo vệ đất không tốt và sự xâm lấn của cỏ dại khiến đất đai nhanh bạc màu. Đất chỉ được sử dụng một thời gian ngắn và người dân lại tiếp tục di cư sang vị trí khác. Điều này dẫn đến việc phá hủy rừng để làm đất canh tác ngày một diễn ra mạnh hơn.
trước đây từng chỉ ra các tập đoàn như Pepsico, Unilever hay Nestle có vai trò quan trọng trong những vụ phá rừng phi pháp.
Tuy những tập đoàn này không hẳn tuyên bố họ ủng hộ phá rừng, nhưng lại nhận lợi ích một cách thầm lặng từ các vườn ươm trên diện tích đất được dọn sạch sau các vụ cháy. Những vườn ươm này trồng các dạng nguyên liệu như cây cọ, dùng để làm dầu cọ, trong các sản phẩm của họ
Khu rừng nhiệt đới Amazon cho đến nay vẫn còn là khu vực chứa đựng vô vàn bí ẩn mà con người vẫn chưa khám phá hết, khiến những ai đam mê mạo hiểm trên toàn thế giới cảm thấy thú vị, phấn khích và muốn chinh phục khu rừng này.
Mời quý vị nghe nguyên văn nội dung trong audio phía trên.