Làm thế nào nhìn Trái Đất từ không gian để tiên đoán hạn hán và cháy rừng tốt hơn ?

European Space Agency (ESA) image showing Australia's coast from space

European Space Agency (ESA) image showing Australia's coast from space Source: AAP

Nguy cơ về hạn hán và cháy rừng có thể tiên đoán nhiều tháng trước nhờ cuộc nghiên cứu mới đây qua việc xử dụng kỹ thuật vệ tinh.


Các nhà khoa học hiện đo lường mực nước ngầm và độ ẩm của đất đai qua các dữ kiện từ các vệ tinh bay chung quanh quỹ đạo của Trái Đất.

Việc nầy có thể giúp cho người Úc một dụng cụ mới có thể tiên đoán hầu làm giảm một số ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết.

Một mùa hè nữa, một đợt hạn hán khác, các đập chứa nước ở Sydney đang hoạt động với mức gần hết công suất và các nhà máy khử muối đang bắt đầu hoạt động trở lại.

Ở những nơi khác, những con sông, hồ và đập bị thu hẹp đang nổi lên với tình trạng những con cá thối rữa.

Chính phủ, người tưới tiêu và các nhà môi trường đổ lỗi cho nhau vì hạn hán, hoặc chỉ đổ lỗi cho tự nhiên.

Để chắc chắn, Úc đủ rộng lớn thường để một phần đất đai của đất nước chúng ta chờ mưa.

Vậy chính xác thì hạn hán là gì và làm thế nào để chúng ta biết khi nào chúng ta ở trong đó?

Câu hỏi này quan trọng, bởi vì tuyên bố hạn hán có ý nghĩa thiết thực, ví dụ nó có thể cho phép những người bị ảnh hưởng đến hỗ trợ của chính phủ, hoặc chi trả bảo hiểm.

Thế nhưng nó cũng là một câu hỏi khó đáng ngạc nhiên, hạn hán không giống như các mối nguy hiểm tự nhiên khác.

Chúng không phải là một sự kiện thời tiết khắc nghiệt duy nhất, nhưng thiếu một sự kiện khá phổ biến, đó là mưa.

Hơn nữa, nó không phải là thiếu mưa mà cuối cùng ảnh hưởng đến chúng ta, sa mạc là một nơi khô ráo nhưng không phải lúc nào nó cũng được gọi là hạn hán.

Cuối cùng, những gì quan trọng là tác động của hạn hán, đó là sự thiệt hại cho mùa màng, đồng cỏ và môi trường; các đám cháy không thể kiểm soát được có thể xảy ra trong các khu rừng và đồng cỏ khô; việc thiếu nước trong các con đập và những con sông ngăn chúng hoạt động.

Mỗi tác động này bị ảnh hưởng, không chỉ bởi lượng mưa trong một số tháng tùy ý và điều đó khiến cho việc xác định hạn hán, trở nên khó khăn.

Trong khi đó, người Thổ dân với óc quan sát, thường nhìn lên bầu trời để tiên đoán các sự kiện, qua các ý niệm vê thiên văn của họ.

Thí dụ như tìm con Emu trên bầu trời, theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, chòm sao Nam Tào ở bên phải và Scorpius ở bên trái; đầu con emu là Coalsack.
Một chòm sao được sử dụng trong văn hóa thổ dân ở Úc là "Emu trên bầu trời", một "chòm sao" được xác định bởi tinh vân tối (những đám mây bụi và khí mờ đục ngoài không gian) có thể nhìn thấy trên nền Ngân hà, thay vì sao.

Đầu của con Emu là tinh vân Coalsack rất tối, bên cạnh chòm sao Nam Tào; thân và chân của con emu là những đám mây đen khác, kéo dài dọc theo dải Ngân hà đến Scorpius.
“Cuộc nghiên cứu nầy thực sự cho thấy, các dữ kiện quan sát Trái Đất từ các vệ tinh quan trọng như thế nào, trong việc bảo vệ cho chúng ta an toàn, chúng ta sẽ thấy được nhiều hơn về chuyện đó trong tương lai”, Albert Van Dijk.
Trong một diễn biến gây nhiều ngạc nhiên, các nhà khoa học muốn biết rõ hơn những gì bên dưới mặt đất, có thể bắt đầu xuất hiện rõ hơn và ở một độ cao xa trên mặt đất.

Giáo sư Albert Van Dijk thuộc phân khoa Môi trường và Xã hội của Đại học Quốc gia Úc châu giải thích.

“Quí vị có thể kết hợp việc quan sát từ một số vệ tinh khác nhau quay quanh trái đất, rồi tìm ra chính xác mực nước ngầm ở bên dưới mặt đất và độ sâu là bao nhiêu".

"Việc đó thực sự quyết định liệu nó sẽ sẽ chịu đựng được bao lâu, cho đến khi chúng ta chứng kiến được hậu quả của nạn hạn hán”, Albert Van Dijk.

Giáo sư Van Dijk là một trong toán nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc châu, hiện dùng các dữ kiện từ nhóm vệ tinh GRACE Follow-On, đang bay trong ngoại tầng không gian.

Được biết sứ mạng có tên là the Gravity Recovery and Climate Experiment Follow-on, tạm dịch là Vệ tinh theo dõi Thời tiết và Trọng lực, là sự hợp tác giữa cơ quan hàng không và không gian Hoa kỳ tức Nasa và Trung tâm Nghiên cứu về Địa học của Đức, với nhiệm vụ theo dõi nước trên trái đất.

Các vệ tinh nầy sẽ truyền những thông tin, về các hậu quả khô hạn có thể xảy ra vài tháng trước đó.

Toán nghiên cứu cho rằng dữ kiện đó rất chính xác, để theo dõi mực nước ngầm trong vòng một diện tích 5 kí lô mét vuông.

Giáo sư Van Dijk cho biết, xử dụng các vệ tinh nói trên sẽ giúp các nhà khoa học, tiên đoán nạn hạn hán và điều kiện cháy rừng với sự tin tưởng lớn lao.

“Bằng cách xử dụng các vệ tinh khác nhau nầy, chúng ta có thể tiên đoán chính xác với nhiều tin tưởng hơn, về chuyện gì sẽ xảy ra như chúng ta thực sự biết được, hậu quả của nạn hạn hán chẳng hạn trên nông nghiệp, trên các đồng cỏ, trên các vụ mùa màng, thế nhưng cũng trên các rừng rậm nữa".

"Nguy cơ của những vụ cháy rừng, ngày càng trở nên không kiểm soát nỗi”, Albert Van Dijk.

Được biết các nông gia từ lâu đã biết cách xử dụng các máy dò tìm về đất đai, để đo lường vụ mùa của họ tươi tốt đến mức nào, thế nhưng việc nầy không chỉ mang lại nhiều thông tin nỡa, về những phần còn lại của đất đai khác.

Giáo sư Steven Sherwood thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thay đổi khí hậu tại Đại học New South Wales cho biết, việc nghiên cứu của đại học Quốc gia Úc châu có thể thay đổi mọi chuyện.

“Cho đến nay, chúng ta thực sự có những thông tin về những gì diễn ra trên mặt đất. Đây là những ích lợi mà chúng ta có thể thấy, diễn ra bên dưới mặt đất".

"Chúng ta có thể học được nhiều, về việc làm thế nào các cây cỏ phản ứng lại, rồi các hệ sinh thái khác nhau phản ứng lại ra sao, đối với các độ ẩm của đất".

"Tôi nghĩ nó sẽ rất có ích lợi, khi xác định hay tinh luyện các hiểu biết của chúng ta, về việc hệ sinh thái phản ứng thế nào với độ ẩm của đất đai”, Steven Sherwood.

Còn Giáo sư Van Dijk nói rằng, các nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc châu đã sẵn sàng thảo luận với Văn phòng Khí Tượng, để tìm ra cách thức tổng hợp các khám phá của họ, với công việc của Văn phòng Khí Tượng.

Ông cho biết, các vệ tinh sẽ giữ một vai trò quan trọng, trong việc ngăn ngừa hạn hán trong những năm tới.

“Cuộc nghiên cứu nầy thực sự cho thấy, các dữ kiện quan sát Trái Đất từ các vệ tinh quan trọng như thế nào, trong việc bảo vệ cho chúng ta an toàn, chúng ta sẽ thấy được nhiều hơn về chuyện đó trong tương lai”, Albert Van Dijk.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share