Các quốc đảo Thái Bình Dương kiện Úc tại Tòa án Công lý quốc tế về khí hậu

ICJ hearings to determine obligations of states in respect of climate change

Climate activists demonstrate for climate justice in front of the International Court of Justice (ICJ) in The Hague, The Netherlands Source: AAP / LINA SELG/EPA

Vụ án lớn nhất được đưa ra xét xử tại Tòa án công lý quốc tế có ý nghĩa quan trọng với ngành kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch của Úc. Các nhà hoạt động vì khí hậu đã lên án việc Úc trốn tránh trách nhiệm đối với cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng.


Vụ án lớn nhất từng được đưa ra xét xử tại tòa án quốc tế đang được tiến hành.

Công lý cho khí hậu có ý nghĩa quan trọng đối với ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch của Úc. 

Úc xuất cảng nhiên liệu hóa thạch thứ ba thế giới

Các phiên điều trần mang tính bước ngoặt tại Tòa án Công lý Quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) tập trung vào trách nhiệm pháp lý của các quốc gia gây ô nhiễm, nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra với các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước láng giềng Thái Bình Dương của Úc. 

Vanuatu đang dẫn đầu nỗ lực pháp lý cho một nhóm các quốc đảo nhỏ để ICJ buộc các quốc gia phải chịu trách nhiệm. 

Đây là viên chức pháp lý hàng đầu của Vanuatu, tổng chưởng lý Arnold Kiel Loughman, người mở phiên điều trần tại Hague. 

"Tôi có mặt tại tòa án này vì các biện pháp pháp lý trong nước không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng có quy mô và mức độ thế này. Tôi yêu cầu các vị duy trì pháp quyền.

Theo luật pháp quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ phải hành động với nỗ lực cần thiết để ngăn chặn tác hại đáng kể đến môi trường, giảm lượng khí thải và hỗ trợ các quốc gia bảo vệ quyền con người của các thế hệ hiện tại và tương lai, bảo tồn môi trường biển, tôn trọng các quyền cơ bản của người dân với quyền tự quyết trên chính đất nước của chúng tôi. Việc một số ít quốc gia phát thải lớn không thực hiện các nghĩa vụ này cấu thành hành vi sai trái trên trường quốc tế." 

Một trong những quốc gia phát thải lớn mà ông Loughman cho biết đã làm người dân của ông thất vọng là Úc. 

Một báo cáo vào tháng 8 của Climate Analytics tiết lộ rằng Úc chịu trách nhiệm cho khoảng 4,5% lượng khí thải carbon toàn cầu tính đến năm 2022 và là nước xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Nga và Hoa Kỳ.
 
Luật sư và cố vấn chung của Greenpeace Australia và Thái Bình Dương, Katrina Bullock, đã nói với một hội thảo trực tuyến do Viện Úc tổ chức rằng Úc đã cố gắng né tránh các nghĩa vụ về khí hậu tiếp theo trong đơn nộp lên tòa án. 

"Úc đã lập luận rằng khuôn khổ UNFCCC và Thỏa thuận Paris là tài liệu chính của các nghĩa vụ quốc tế nhằm giải quyết vấn đề khí thải nhà kính, các nghĩa vụ của chính phủ theo các hiệp ước đó hoặc theo luật pháp quốc tế không nên mở rộng ra ngoài các khuôn khổ này. Lập trường đó về cơ bản là sai lầm.

Nó bỏ qua nhiều thập niên phát triển pháp lý về nhân quyền quốc tế và trực tiếp mâu thuẫn với các văn bản pháp lý thực sự mạnh mẽ mà chúng ta đã nghe ngày hôm nay từ các quốc gia Thái Bình Dương, Châu Phi và Caribe."

Các quốc đảo Thái Bình Dương dẫn đầu vụ kiện

Các lời khai từ các quốc gia ở tuyến đầu của biến đổi khí hậu bao gồm lời khai của đặc phái viên của Vanuatu về biến đổi khí hậu và môi trường, Ralph Regenvanu.

"Dân tộc chúng ta đã xây dựng nên những nền văn hóa và truyền thống sôi động qua hàng thiên niên kỷ gắn bó chặt chẽ với vùng đất và vùng biển của tổ tiên chúng ta. Nhưng ngày nay chúng ta thấy mình đang ở tuyến đầu của một cuộc khủng hoảng mà chúng ta không tạo ra. Một cuộc khủng hoảng đe dọa đến sự tồn tại của chính chúng ta và của rất nhiều dân tộc khác được tòa án này xét xử." 

Luật sư Katrina Bullock lập luận rằng chương trình nghị sự về khí hậu hiện tại của Úc là vô cùng thiếu sót.
Con đường mà Úc đề xuất sẽ khiến việc cắt giảm phát thải nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn phụ thuộc vào các nghĩa vụ tự nguyện và đàm phán chính trị, mà chúng tôi đã đề cập là không hiệu quả.
Luật sư Katrina Bullock
Chúng ta không đi đúng hướng để đạt được mục tiêu về nhiệt độ của Thỏa thuận Paris và hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức độ mà chúng ta có thể bảo vệ được quyền con người."

Các phiên điều trần đã bắt đầu một tuần sau khi các quốc đảo nhỏ lên án một thỏa thuận được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh COP29 của Liên Hợp Quốc về việc cung cấp 460 tỷ đô la Úc một năm cho tài chính khí hậu là xúc phạm và không đủ. 

Shiva Gounden là một nhà vận động và Trưởng nhóm Pacific của Greenpeace Australia Pacific vđang tổ chức các cuộc biểu tình bên ngoài ICJ tại The Hague. 

Ông cho biết cuộc chiến pháp lý vì công lý khí hậu này chỉ diễn ra sau khi một bản kiến nghị thất bại trước đó từ Palau chứng kiến sinh viên Thái Bình Dương tự mình giải quyết vấn đề. 

Các nhà hoạt động sinh viên giành được sự ủng hộ từ chính phủ Vanuatu, sau đó chính phủ này đã vận động các nước láng giềng đưa sáng kiến công lý khí hậu lên Đại hội đồng Liên hợp quốc, mở đường cho vụ kiện ICJ. 

Chủ tịch của tổ chức Sinh viên Quần đảo Thái Bình Dương Đấu tranh với Biến đổi Khí hậu, Cynthia Houniuhi từ Quần đảo Solomon đến Hague để tham dự phiên điều trần. 

Bà nói với các thẩm phán của tòa án công lý quốc tế rằng họ có thẩm quyền thay đổi các tác động lâu dài của thiệt hại khí hậu.
Là thẩm phán của Tòa án Quốc tế, các vị có thẩm quyền giúp chúng tôi điều chỉnh hướng đi và giải quyết thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. Các vị có thể làm được điều này bằng cách áp dụng luật pháp quốc tế vào hành vi chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Sinh viên Quần đảo Thái Bình Dương, Cynthia Houniuhi
Các phiên điều trần của ICJ sẽ diễn ra cho đến ngày 13 tháng 12, với kết quả dự kiến công bố vào năm 2025. 

Mặc dù các ý kiến tư vấn của tòa án không mang tính ràng buộc, nhưng chúng có ý nghĩa về mặt pháp lý và chính trị. 

Các chuyên gia cho biết ý kiến cuối cùng của tòa án sẽ được trích dẫn trong hàng nghìn vụ kiện liên quan đến biến đổi khí hậu trên khắp thế giới, bao gồm cả những nỗ lực của các quốc gia Thái Bình Dương nhằm tìm kiếm thiệt hại cho các hành động làm cho khí hậu trở nên tồi tệ hơn. 

Shiva Gounden của Greenpeace cho biết phán quyết của tòa án có thể buộc Úc phải hạn chế xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch như một phần trong nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn thảm họa khí hậu.

Đồng hành cùng chúng tôi tại và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share