Chỉ một giờ lái xe bên ngoài thủ đô Suva của Fiji, nước đang tràn vào nhà của người dân.
Lavenia McGoon đã sống ở làng Togoru suốt cuộc đời mình.
Bà nói rằng bà quá già để rời khỏi nơi này.
"Chính phủ, họ đang nói với chúng tôi, họ muốn chúng tôi được di dời, và tôi đã nói với họ rằng không phải ở độ tuổi này, tôi đã quá già để quay lại và bắt đầu mọi thứ lại từ đầu."
Mereia Brown và chồng John, người hàng xóm cạnh nhà, cũng đang chống chọi với tác động của biến đổi khí hậu.
Mereia cho biết cô ấy đã nhìn thấy nước dâng nhanh như thế nào.
"Trước đây, nếu bạn muốn nhìn thấy ai đó đi xuống bãi biển, bạn phải đi bộ ra ngoài, và sau đó bạn có thể nhìn thấy người đó. Nhưng bây giờ thì tôi có thể chỉ cần đứng trong hiên nhà mà có thể thấy ai đang đi xuống ai đi lên, khí hậu đã biến đổi nhanh chóng như vậy."
Thái Bình Dương đang gánh chịu tác động của biến đổi khí hậu, chứng kiến thời tiết khắc nghiệt hơn, và mực nước biển dâng cao.
Chuyên gia về ngoại giao khí hậu, Tiến sĩ Wes Morgan nói rằng điều này làm cho nó trở thành một lĩnh vực thảo luận quan trọng trong Diễn đàn các quốc Đảo Thái Bình Dương tuần này.
Các quốc đảo Thái Bình Dương đã lên tiếng trong nhiều thập niên rằng mối đe dọa lớn nhất mà họ phải đối mặt, cũng như mối đe dọa an ninh lớn nhất mà họ phải đối mặt, là biến đổi khí hậu.
Lần cuối cùng diễn đàn nhóm họp trực tiếp là năm 2019, ở Tuvalu, với vấn đề biến đổi khí hậu là trọng tâm của các cuộc thảo luận.
Nhưng kể từ đó, họ nói rằng chưa có đủ hành động.
Và bây giờ Jess Collins, thành viên nghiên cứu Thái Bình Dương tại Viện Lowy, nói rằng một cuộc tranh chấp về lãnh đạo đang đe dọa làm mất sự ổn định của nhóm.
"Việc Kiribati rút lui vào giờ thứ 11 của thỏa thuận Suva, là điều đáng nói, nó đặt ra câu hỏi về vai trò của chủ nghĩa khu vực, và tính bền vững của mối liên kết an ninh của khu vực."
Một số quốc gia Micronesian (một tiểu vùng của Châu Đại Dương), đã thực hiện "thỏa thuận Suva", cho phép Tổng thư ký hiện tại Henry Puna tiếp tục làm người đứng đầu Diễn đàn, và sau đó chuyển giao vai trò cho một nhà lãnh đạo Micronesian.
Nhưng Kiribati không nằm trong thỏa thuận đó.
Thủ tướng Anthony Albanese đã phản ánh về quyết định đó, nhưng cho biết Diễn đàn sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề, bao gồm cả biến đổi khí hậu.
Đôi lúc đã có một số sự chia rẽ trong quá khứ. Điều đó sẽ xảy ra. Thật không may, về quyết định mà Kiribati đã đưa ra, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc và hợp tác mang tính xây dựng.
Chính phủ đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp thêm hai triệu đô la cho Kiribati, khi quốc gia này phải đối mặt với một đợt hạn hán lớn.
Nhưng sự rút lui của họ có thể làm suy yếu kênh ngoại giao quan trọng này, khi Trung Quốc tiếp tục tìm cách gia tăng sự hiện diện của mình trong khu vực.
Jess Collins nói rằng động thái này của Kiribati có thể mang lại lợi ích cho bên thứ ba.
Kiribati giờ đây sẽ bị cô lập khỏi cơ cấu an ninh khu vực. Và tất nhiên, điều đó có lợi cho Trung Quốc.
"Và tất nhiên, nó cũng nâng cao vai trò của Trung Quốc trong quá trình này."
Trong khi đó, Trung Quốc nói rằng Úc là nguyên nhân sâu xa dẫn đến căng thẳng ngoại giao giữa hai quốc gia.
Bắc Kinh đã đưa ra một danh sách gồm 4 điểm, về các hành động mà Úc cần thực hiện để đưa mối quan hệ trở lại đúng hướng.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra các yêu cầu trên, trong cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong.
Nhưng TT Anthony Albanese nói rằng Úc sẽ không chấp nhận các yêu cầu.
"Úc không tuân thủ các yêu cầu này. Chúng tôi làm những gì trong lợi ích quốc gia của chúng tôi. Tôi xin nói rằng: Chúng tôi sẽ hợp tác với Trung Quốc khi nào có thể. Tôi muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước. Nhưng chúng tôi sẽ đứng lên bảo vệ lợi ích của Úc khi chúng ta cần. "
Khi mực nước đang dâng cao, áp lực cũng tăng lên đối với các nhà lãnh đạo đưa ra các phương án hành động.
Xem thêm: