An ninh vượt qua biến đổi khí hậu và COVID trở thành mối quan tâm lớn nhất của người Úc

An Australian Army Bushmaster armoured vehicle during a training mission

In this photo provided by the Australian Defense Force an Australian Army Bushmaster armored vehicle is on a training mission in Townsville, July 7, 2021 Source: Australian Defence Force

Nhiều người Úc cho rằng Trung Quốc giờ đây là một mối đe doạ về quân sự đối với khu vực, cũng như mối đe doạ từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Đó là một trong số các kết quả của cuộc khảo sát quy mô của học viện Lowy năm 2022, qua đó tiết lộ an ninh đã trở thành mối lo lắng lớn nhất đối với người Úc, vượt qua nỗi lo về COVID-19 và biến đổi khí hậu.


Nga xâm lăng Ukraine.

Chính sách ngoại giao của Trung Quốc và các kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự tại Thái Bình Dương.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa độc tài.

Khảo sát thường niên lần thứ 18 của Học viện Lowy tiết lộ các vấn để quốc tế đã trở thành mối quan tâm lớn nhất của người Úc.

Giám đốc về dự án Khảo sát của Học viện, bà Natasha Kassam nói nỗi lo lắng về an ninh đã vượt qua nỗi lo về COVID-19 và biến đổi khí hậu.

Người Úc đang cảm thấy vô cùng thiếu an toàn và thiếu sự bảo vệ. Một nửa số người được hỏi cho biết trong khảo sát của Học viện Lowy rằng họ không cảm thấy an toàn vì một vài lý do. Lý do chủ yếu là Nga, và sự xâm lăng của Nga tại Ukraine. Tôi nghĩ đây là một lời nhắc nhở cho chúng ta rằng đừng nên nghĩ hoà bình và an ninh là điều hiển nhiên. Bạn có thể nhìn thấy mức độ lo ngại ngày càng tăng về các hành vi của Nga, cũng như mối lo lắng gia tăng về Trung Quốc, được người Úc xem như một sự đe doạ quân sự với Úc, và cuối cùng là nỗi lo lắng có thật rằng một cuộc chiến có thể xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc vì vấn đề Đài Loan.

Còn bà Cheryl Durrant là cựu Giám đốc về các kế hoạch sẵn sàng và linh hoạt tại Bộ Quốc phòng Úc.

Bà nói bà không ngạc nhiên về các kết quả trong cuộc khảo sát.

Một trong các lĩnh vực nghiên cứu về quân sự của tôi là các chiến dịch tâm lý, và nhờ đó, chúng tôi hiểu rằng truyền thông vừa phản ánh quan điểm của công chúng vừa gây ảnh hưởng đến công chúng, chúng tôi đã có được các tường thuật chi tiết về cuộc chiến từ trước đó ít nhất một tháng rưỡi đến hai tháng, vì vậy không ngạc nhiên khi thấy rằng những mối đe doạ là có thật, và hành động của Nga cũng như những tính toán của Nga đều mang một ý nghĩa gì đó.

Bà Durrant là tác giả chính của báo cáo về Quốc phòng gởi đến cuộc điều tra của Thượng Viện, về những ảnh hưởng của sự biến đối khí hậu đối với an ninh quốc gia Úc.

Sau 30 năm làm việc tại Bộ Quốc Phòng, nay bà chuyển sang làm cho Hội đồng Khí hậu Úc.

Bà nói bà muốn nhìn thấy truyền thông đưa tin nhiều hơn về sự ấm lên của Trái đất đã tấn công cuộc sống con người như thế nào.

Cá nhân tôi nghĩ rằng việc đưa tin về chuyện này cần nhiều ngang với việc đưa tin về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân, bởi vì cả hai đều sẽ phá hủy trật tự thế giới, cũng như sẽ xảy ra một cuộc chiến tranh giành quyền lực lớn, vì vậy đây luôn là những mối đe dọa cao hơn những mối đe dọa khác. Thách thức thực sự đối với giới truyền thông là cần phải đưa tin nhanh chóng về những gì đang xảy ra, từ góc nhìn biến đổi khí hậu, thử làm điều đó trên các phương tiện truyền thông trong một tháng rưỡi và xem xét sự phản ứng là gì. Ý tôi là chúng ta đã thỉnh thoảng có một đợt nắng nóng ở Ấn Độ, lũ lụt ở Ấn Độ, lũ lụt ở Trung Quốc, còn có lũ lụt ở Mỹ Latinh, những đợt hạn hán lớn trên khắp miền Bắc của châu Phi vào lúc này, nhưng những điều này có lẽ chỉ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông trong 24 giờ và sau đó chúng biến mất, và chúng lại xuất hiện trở lại sau ba tuần.

Bà Natasha Kassam chỉ ra rằng mặc dù chiến tranh hạt nhân đang là mối lo lắng lớn nhất, nhưng người Úc vẫn rất lo lắng về sự ấm lên của Trái đất.

Nỗi lo lắng về biến đổi khí hậu trong quan điểm của người Úc vẫn giữ ở mức cao trong ba năm qua, với khoảng 60% người Úc cho rằng biến đổi khí hậu là mối đe doạ tiềm tàng cho nước Úc. Vì vậy, mối lo về biến đổi khí hậu không giảm bớt, nhưng lo ngại về các vấn đề khác thì có sự gia tăng.

60% người Úc được khảo sát nói “sự ấm lên của Trái đất là nghiêm trọng và là vấn đề gây nhiều áp lực”, cũng như người Úc cho rằng họ muốn hành động để giải quyết vấn đề này, bất chấp chi phí tốn kém như thế nào.

Ông Tim Buckley, Giám đốc cơ quan tài chánh năng lượng khí hậu nói.

Điều thay đổi đáng kể trong mười năm qua chính là tình trạng giảm phát liên tục, hàng năm, về chi phí trong năng lượng gió, năng lượng mặt trời, pin, hay xe điện. Sự thay đổi công nghệ lớn lao đang diễn ra, điều đó có nghĩa là không ai có thể phản đối sự thật rằng nguồn năng lượng thế hệ mới với chi phí thấp nhất đó chính là nguồn năng lượng tái tạo. Vấn đề ở đây là chúng ta sẽ làm gì với những sản phẩm còn bị mắc kẹt lại, và làm thế nào để chúng ta loại bỏ các sản phẩm thừa phát thải cao một cách nhanh chóng, cũng như làm thế nào để thực sự bảo đảm lực lượng lao động và cộng đồng không bị mắc kẹt lại bởi những sản phẩm đó.

Ông chỉ ra rằng công chúng khao khát nhìn thấy những hành động mạnh mẽ hơn về chống biến đổi khí hậu, mặc dù trong gần hai thập niên qua chủ đề này đã được vận dụng như một quả banh trong chính trường.

Chúng ta đã từng có cuộc thảo luận bị chính trị hóa, tôi nghĩ tất cả các phương tiện truyền thông muốn chính trị hóa vấn đề này, vì họ muốn dành cho nó một cụm từ ít lịch sự hơn, tôi nghĩ công chúng đã bị bối rối trong 10 năm qua, và chúng ta đã có quá nhiều thông tin sai lệch và hoàn toàn dối trá, mặt khác cũng có những khẩu hiệu quá thẳng thắn, mà tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều muốn tránh xa, hoặc bỏ cuộc trong tuyệt vọng. Cuối cùng, điều tích cực là chúng ta hiện có một Chính phủ Liên bang đã cam kết sẽ hành động, chúng ta có tất cả các chính phủ tiểu bang và vùng lãnh thổ cũng đã cam kết sẽ hành động.

Từng là một hồi chuông báo tử dành cho sinh mệnh chính trị của các cựu Thủ tướng như Julia Gillard, giờ đây viễn cảnh về thuế carbon và Chương trình buôn bán khí thải đã trở thành một điều mà 64% người Úc được khảo sát mơ ước trở thành hiện thực.

Kết quả này rất tích cực, chắc chắn tôi nghĩ Albanese sẽ phải giải quyết. Tôi nghĩ điều này thực sự quan trọng vì cuối cùng, thì họ sẽ phải giải quyết, các phương tiện truyền thông của Murdoch đã khiến cho nó quá xấu xí, vì vậy tôi nghĩ kết quả này thật tuyệt. Cuối cùng thì tôi nghĩ rằng người Úc đang thức tỉnh và hiểu được sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu, khi bạn có làn sóng nhiệt đổ bộ vào châu Âu, khi bạn có làn sóng nhiệt đổ bộ vào Ấn Độ, khi bạn có các báo cáo về các vụ cháy rừng tràn lan, hàng tháng trên khắp thế giới, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt chưa từng có liên tục xảy ra với chúng ta trong những ngày này, thật khó để không nhận biết về nó, vì vậy tôi nghĩ rằng thực sự tích cực khi mọi người xem xét lại cuộc thảo luận xung quanh thuế ETS và giá carbon - điều này rất quan trọng.

 Khảo sát cũng cho thấy 51% người Úc ủng hộ tăng thêm kinh phí quốc phòng, mà bà Natasha Kassam nói tỉ lệ này lớn hơn nhiều so với kết quả của những năm trước.

Cao hơn hai năm trước tới 20 điểm phần trăm. Đây là một sự thay đổi lớn về quan điểm cho rằng Trung Quốc đang đe doạ khu vực, và ý tưởng rằng nước Úc cần trang bị vũ khí tối tân để bảo vệ nền hoà bình và an ninh.

Trong ngân sách mới nhất, Bộ Quốc phòng và Ban Chỉ huy Truyền Tín hiệu Úc Australian Signals Directorate nhận được $48.6 tỉ đô la, tăng 7.4% so với ngân sách hồi năm ngoái.

Bà Cheryl Durrant đề nghị không chỉ dừng lại ở nguồn ngân sách dồi dào, mà cần phải có một sự suy nghĩ chiến lược rằng cần phải chi tiêu ngân sách cho quốc phòng như thế nào, cũng như kế hoạch chi tiêu cần phải được tái xem xét.

điều then chốt là không phải chi bao nhiêu, mà chi như thế nào. Chúng ta đang nhìn thấy một khối lượng lớn phế thải trong chi tiêu quốc phòng, trong 30 năm tôi làm việc, tôi cho rằng chúng tôi đã liên tục tiêu tiền một cách thiếu khôn ngoan.

Bà nói người Úc cần nhận thức rằng thách thức về khí hậu đang làm thay đổi địa-chính trị về quốc phòng và đối ngoại, bà chỉ ra một thông báo gần đây của NATO về cách quân đội có thể đóng góp vào quá trình loại bỏ cacbon.

Hiện tại, họ đã đặt mục tiêu loại trừ carbon 45% vào năm 2030, và về zero vào năm 2050. Vì vậy, họ đang nói khá nghiêm túc về cách quân đội có thể loại bỏ carbon. Và sau đó, với một chu kỳ chậm trong quá trình mua sắm vũ khí, bạn sẽ không muốn trở thành người chơi cuối cùng còn lại, với các thiết bị chạy bằng động cơ diesel và hóa thạch, khi các đồng minh chủ chốt của bạn đã chuyển sang một thứ gì đó khác. Vì vậy, tôi hy vọng rằng khoản tài trợ bổ sung của chúng tôi sẽ phần nào giúp Úc đi một bước đi phù hợp với các đồng minh của chúng ta, trong điều kiện quân đội là động lực thúc đẩy quá trình loại bỏ carbon. Có một số ví dụ điển hình ở đây - ý tôi là các cơ sở của Úc đã thực sự xem xét về năng lượng tái tạo trong hơn một thập kỷ qua, trong đó bạn có một số cơ sở với nguồn tài nguyên tái tạo đáng kể.

Bà Durrant nói nếu Úc không bắt đầu thay đổi từ bây giờ, thì sẽ gặp mối đe doạ lớn về an ninh thực phẩm và các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, thêm vào đó là điều kiện khí hậu khắc nghiệt vốn đã tàn phá khắp thế giới.

Share