“Xúc xích dân chủ”: Nét độc đáo của bầu cử Úc

Nước Úc có tỷ lệ bỏ phiếu thuộc hàng cao nhất thế giới, nguyên nhân là do đâu? Có phải là do luật bỏ phiếu bắt buộc, hay do món “xúc xích dân chủ” nóng hổi đã trở thành hình ảnh quen thuộc tại phòng phiếu trong những năm gần đây?

Trong bầu cử năm 2016 có 6.500 phòng phiếu, tiêu thụ 1.900 xúc xích “dân chủ”

Trong bầu cử năm 2016 có 6.500 phòng phiếu, tiêu thụ 1.900 xúc xích “dân chủ” Source: AAP

Mặc dù các quầy xúc xích nướng đã có mặt tại các cuộc bầu cử ở Úc từ rất lâu rồi, thuật ngữ “Democracy Sausage” (tạm dịch: Xúc xích dân chủ) chỉ mới xuất hiện vào năm 2012.

Đến năm 2016, “Democracy Sausage” được bầu chọn là . Cũng trong năm ấy, 6.500 phòng phiếu trên khắp nước Úc đã tiêu thụ khoảng 1.900 cái “xúc xích dân chủ”.

“Xúc xích dân chủ trở nên quen thuộc với tất cả mọi người, bởi vì việc bỏ phiếu là bắt buộc,” ký giả Annabel Crabb thuộc đài ABC cho biết.

Và cũng vì thế nên quầy xúc xích trở thành nơi mà các chính trị gia lấy lòng cử tri.

“Bởi vì nó là một kinh nghiệm của sự đoàn kết và là một biểu tượng của giới bình dân, đó là lý do vì sao các chính trị gia gặp rắc rối khi họ từ chối món ăn này,” bà Crabb giải thích.

Hồi năm 2017, khi ông Malcolm Turnbull từ chối món xúc xích nướng, dư luận đã phản ứng rất mạnh mẽ.

Năm nay, bạn có thể ghé thăm trang mạng  để biết phòng phiếu nào có quầy xúc xích.  Đây cũng là dịp để các trường học hay cộng ̣đồng bán bánh mì kẹp xúc xích gây quỹ. 

Dù bạn có yêu thích món ăn có nguồn gốc khiêm tốn này hay không, thì điều không thể chối cãi là xúc xích đã giữ một vị trí quan trọng như thế trong văn hoá và chính trị nước Úc!
democracy sausage
Australians are heading to the polls on May 18 to decide who's going to run the country. Source: AAP
Món ăn dân dã

Món xúc xích tại Úc có một nguồn gốc khá “khiêm nhường”. Vào thập niên 40, xúc xích không phải là một món ăn được yêu thích. 

Trong Đệ nhị thế chiến, thịt được phân chia theo khẩu phần, nhưng xúc xích thì không giới hạn, muốn mua bao nhiêu cũng được.

Vì không muốn bỏ phí, nên các ông hàng thịt đã lấy những miếng vụn để làm xúc xích.

“Đó là cách tận dụng những bộ phận của con vật mà không thể bán theo miếng lớn. Vì thế, chúng được băm nhỏ để làm xúc xích,” bà Jacqui Newling, chuyên gia ẩm thực thời thuộc địa thuộc Sydney Living Museums, giải thích.

“Khách hàng không tin tưởng thành phần của xúc xích. Nó có thể là 100% heo hoặc bò, nhưng là bộ phận nào?”

Đó có thể là lý do vì sao xúc xích luôn được gắn liền với tầng lớp bình dân.
Sau chiến tranh, quan niệm của người dân về xúc xích có phần thay đổi, và đến thập niên 60 thì món ăn này trở thành “người hùng” trong văn hoá Úc.

“Những gì người Úc làm là tỏ ra thực tế; họ xếp hàng, lấy nó, ăn nó, thưởng thức nó, rồi đi làm chuyện khác,” bà Newling nói.

“Xúc xích là thứ mà bạn có thể nấu nhiều cái cùng lúc, không giống như miếng bít tết cần phải nấu theo khẩu vị của mỗi người – bạn chỉ việc lật xúc xích và món này hầu như không bao giờ hỏng.”

Món xúc xích nướng kẹp bánh mì, mà người Úc hay gọi là “sausage sizzle”, cũng gắn liền với những hoạt động thiện nguyện.

Ông Rob Oerlemans, CEO của Lions Foundation Australia, tin rằng món xúc xích nướng giúp gắn kết cộng đồng lại với nhau.

“Chúng ta biết rằng có một số thứ giúp xây dựng mối quan hệ cộng đồng vững chắc,” ông nói.

“Và đó là các sự kiện. Chất keo gắn kết tất cả lại với nhau là một ít thức ăn và nước uống cùng với những cuộc trò chuyện thú vị.”

Share
Published 15 May 2019 1:10am
Updated 15 May 2019 4:09pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends