Úc bị chỉ trích vì liên tục giam giữ một người mẹ Việt Nam xin tị nạn và em bé sơ sinh

Liên Hiệp Quốc vừa kêu gọi thế giới để tâm tới trường hợp một người mẹ Việt Nam có con nhỏ bị giam giữ liên tục trong Trung tâm Giam giữ Di trú Melbourne, em bé 15 tháng này không có quốc tịch và “chỉ biết đến sự giam cầm”.

Huyen Thu Thi Tran (right) kisses Isabella Lee Pin Loong.

Huyen Thu Thi Tran (right) kisses Isabella Lee Pin Loong. Source: Human Rights For All

Một nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc đã chỉ trích chính phủ Úc vì liên tục giam giữ một người Việt Nam xin tị nạn và đứa con mới 15 tháng tuổi của cô trong một cơ sở giam giữ di trú ở Melbourne.

UN Working Group on Arbitrary Detention – Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy tiện đã chỉ trích nặng nề cách đối xử của chính phủ Úc đối với Huyen Thu Thi Tran (Trần Thị Thu Huyền) và con gái Isabella Lee Pin Loong, kêu gọi Úc trả tự do ngay lập tức và bồi thường thích đáng cho họ.

Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy tiện thường nhìn vào các quốc gia có hồ sơ nhân quyền đáng nghi ngờ hơn nhiều so với Úc, đã biên soạn một bản ‘ý kiến” dài 17 trang về hai mẹ con Huyền và Isabella. Bản “ý kiến” này chưa được phát hành công khai nhưng SBS News đã được xem.

Cô Tran, một người Công giáo, đã lên thuyền chạy trốn cuộc đàn áp tôn giáo ở nông thôn Việt Nam và từ thuyền cập bờ Christmas Island vào năm 2011. Khi vừa đến nơi, cô bị giam giữ tại nơi hiện nay đang bị giam hơn một năm.
Melbourne Immigration Transit Accommodation
The Melbourne Immigration Transit Accommodation Centre (SBS) Source: SBS
Năm 2012, cô Tran được đến sống ở Úc theo thỏa thuận “giam giữ cộng đồng”, và cô đã vi phạm thỏa thuận này để “tránh bị trục xuất”.
Trước khi các giới chức Úc tìm được cô Tran vào năm 2017, cô đã kết hôn và mang thai. Lúc đó cô được đưa đến Trung tâm Lưu trú Quá cảnh Di dân Melbourne. Isabella được sinh ra vài tháng sau đó và vẫn không có quốc tịch.

"[Vì vậy] Isabella chỉ biết đến chuyện bị giam cầm”, luật sư của cô Tran, cũng là Giám đốc của Human Rights for All – Nhân quyền cho Mọi người, Alison Battisson nói với SBS News.

“Đối với những bà mẹ và em bé mới sinh, việc giam giữ không bao giờ có thể là phù hợp. Đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, điều đó không bao giờ phù hợp... Isabella không thể có một tuổi thơ bình thường.”

Đưa ra một ví dụ, Luật sư Battisson nói rằng “em bé có thể nhờ một nhân viên an ninh [giúp đỡ], nhưng nhân viên an ninh đã được yêu cầu phớt lờ em bé và quay đi. Chuyện đó tạo ra đủ thứ vấn đề tâm lý”.
“Isabella chỉ biết đến chuyện bị giam cầm” Luật sư Alison Battisson
Cô Tran đã chọn để Isabella ở lại với mình với tư cách “khách”, nhưng nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc đã chỉ trích quá trình này.
“Yêu cầu cô Tran ký yêu cầu cho phép con cô ở lại với tư cách là 'khách' trong trại giam không gì khác hơn là một nỗ lực thay mặt chính quyền lách luật cấm giam cầm trẻ em trong bối cảnh di trú,” phúc trình của Liên Hiệp Quốc cho biết.

“Nhóm làm việc không thể chấp nhận điều này là hợp pháp.”
"[Chính phủ] đang lén lút giam giữ trẻ em mà có khả năng là công chúng Úc không được biết điều này”, Luật sư Alison Battisson
Bà Battisson, người đã đưa trường hợp của cô Tran ra đến Liên Hiệp Quốc đã đồng ý với phúc trình.

"[Chính phủ] đang lén lút giam giữ trẻ em mà có khả năng là công chúng Úc không được biết điều này”, bà nói.
Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc đã nhắm vào chỉ trích Úc vì liên tục giam giữ cô Tran, trong khi giam giữ người di dân chỉ nên là “biện pháp cuối cùng”.

Nhóm này kết luận rằng việc liên tục giam giữ người xin tị nạn và đứa con sơ sinh của cô là tùy tiện và trái với Tuyên ngôn Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.

Nhóm kêu gọi Úc trả tự do cho họ ngay lập tức “và cho họ quyền được bồi thường và các khoản đền bù khác”.

Úc ‘thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ quốc tế’

Trong bản đệ trình lên Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc, chính phủ Úc cho biết cô Tran đến Úc với tư cách là người “đến bằng đường biển bất hợp pháp” và “[Úc] không mắc nợ bảo vệ [cô]”. Cô bị đưa vào cơ sở giam giữ ở Melbourne năm 2017 “vì lịch sử bỏ trốn và vẫn còn sống bất hợp pháp [ở Úc]”.

Phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ nói với SBS News rằng chính phủ biết rằng phúc trình đã được hoàn thành và hiện đang xem xét.

“Chính phủ Úc thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ quốc tế của mình,” phát ngôn nhân này nói.

“Úc có một lịch sử lâu dài về việc hợp tác với Liên Hiệp Quốc và thực hiện nghĩa vụ của mình, và hoan nghênh sự tham gia cởi mở và mang tính xây dựng với hệ thống nhân quyền.”

Phát ngôn này không đưa ra thông tin về các dịch vụ chăm sóc cụ thể đã được cung cấp cho bé Isabella hoặc tình trạng “khách” của cô bé.

“Bộ duy trì các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Úc bằng cách đưa việc xem xét lợi ích tốt nhất của trẻ em vào các thủ tục và chính sách nội bộ."

Bà Battisson nói “nói chung, Úc có một hồ sơ nhân quyền tuyệt vời mà chúng ta rất nên hãnh diện”, nhưng cụ thể trường hợp này và rộng hơn các hồ sơ về những người xin tị nạn là “rất xấu hổ”.

Bà nói rằng việc bị Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy tiện kiểm tra có nghĩa là Úc ở cùng một nhóm với “các quốc gia như Ả Rập Saudi và các chế độ độc tài và chuyên chế khác”.

“Ở vài điểm, mánh khóe xung quanh hồ sơ nhân quyền tốt của Úc sẽ bị phá vỡ và Úc phải thừa nhận những gì chúng tôi đang làm.”

“Cần tập trung và hành động đúng đắn ở Manus và Nauru nhưng có những điều khủng khiếp xảy ra trong các trại giam ở Úc.”

Giám đốc của Human Rights for All, bà Battisson nói rằng người Úc cần phải nhận ra rằng “có những em bé ngây thơ, dễ thương, đáng yêu” đang bị giam giữ ngay trên lãnh thổ nước Úc.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 3 June 2019 5:11pm
Updated 3 June 2019 5:21pm
By Nick Baker
Presented by Trinh Nguyen

Share this with family and friends