Ngải Vị Vị: “Chính sách chặn tàu tỵ nạn khiến Úc xấu đi trong mắt thế giới”

: Ai Weiwei poses in front of his installation Law of the Journey in Sydney

: Ai Weiwei poses in front of his installation Law of the Journey in Sydney Source: AAP

Phải trốn chạy, sợ hãi, bị xua đuổi, đối diện với cái chết? Chủ đề tỵ nạn, mang tên “Law of the Journey” tại Sydney của ông xem xét vào cái mà ông gọi là cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện tại của nhân loại.


"Trong tác phẩm này, bạn không làm sao nghe thấy sóng biển, không cảm được những nguy hiểm, không thấy bóng tối, không sờ vào được nước lạnh thế nào. Bạn không nhìn thấy trẻ em và trẻ sơ sinh khóc mà không có cha mẹ kề bên.. Bạn không nhìn thấy người lớn tuổi, 80 / 90 tuổi, cố gắng sống sót trong cuộc hành trình, cố gắng đến một vùng đất mà không ai chấp nhận họ cả. Họ thậm chí không thể tưởng tượng được". Ngải Vị Vị

"Law of the Journey" Luật nào cho những kẻ ra đi?

Ông Ngải Vị Vị, một nghệ sĩ người Hoa và cũng là một nhà hoạt động xã hội đang có mặt ở Sydney để tung ra một cuộc triển lãm mới lấy cảm hứng từ cuộc khủng hoảng người tị nạn toàn cầu.
Ông có những cuộc triển lãm trên tòa thế giới cứ 2 năm một lần.
Cuộc triển lãm tại Sydney lần này mang tên "Law of the Journey" tạm dịch là "Luật cho kẻ ra đi".
Mà quy luật đầu tiên cho mọi người tỵ nạn rời bỏ quê hương xứ sở là họ buộc phải ra đi.
Ông nói rằng chính sách ngăn chặn tàu thuyền của chính phủ liên bang đã bỏ qua cốt lõi của vấn đề.

"Họ chỉ rời khỏi nhà vì bị bắt buộc. Chúng ta không thể ngăn chặn tàu thuyền hay dựng một bức tường, mà chúng ta nên ngừng chiến, ngăn chặn nạn đói. Chúng ta nên giáo dục những người trẻ tuổi để họ có một tương lai tốt đẹp hơn".

Weiwei đã trưng bày tác phẩm của ông ở Úc trong 12 năm qua, đây là lần thứ 5 ông có triển lãm tại Úc.Ông nói Úc cần phải thay đổi chính sách tị nạn để cải thiện hình ảnh của chính mình trên toàn cầu.

"Tôi luôn muốn đến thăm hòn đảo này, nơi các tầm trú nhân chúng bị bắt giam và đã là một tin loan truyền trên thế giới trong một thời gian dài và nó khiến Australia có một hình ảnh xấu về người Úc và nền văn hoá Úc."

Vài năm gần đây, nghệ sĩ Ngải Vị Vị đã dành thời gian hoạt động nghệ thuật thu hút sự chú ý đến vấn đề khủng hoảng người tị nạn toàn cầu.

Tác phẩm của ông được trưng bày tại Sydney,có tên" Luật cho kẻ ra đi", là một chiếc xuồng cao su màu đen dài 60 mét với hơn 300 hình nhân tị nạn bên trong.
Những hình nhân cũng màu đen này gồm đàn ông đàn bà ngồi vòng ngoài của xuồng, chen chúc nằm ngồi xếp lớp bên trong là con nít và các em bé sơ sinh.
Dù là thuyền nhân Việt Nam trong những thâp niên 80 vượt Thái Bình Dương tìm đến những trại tị nạn Đông Nam Á, hay là người tầm trú vượt Địa Trung Hải sang châu Âu, họ đều chịu chung " Luật cho kẻ ra đi" là phải trốn chạy trong sợ hãi bị xua đuổi và nguy hiểm cận kề.
Ông nói ngay cả tác phẩm nghệ thuật này cũng không thể nói lên được đầy đủ nỗi thống khổ của người tỵ nạn.

"Trong tác phẩm này, bạn không làm sao nghe thấy sóng biển, không cảm được những nguy hiểm, không thấy bóng tối, không sờ vào được nước lạnh thế nào. Bạn không nhìn thấy trẻ em và trẻ sơ sinh khóc mà không có cha mẹ kề bên.. Bạn không nhìn thấy người lớn tuổi, 80 / 90 tuổi, cố gắng sống sót trong cuộc hành trình, cố gắng đến một vùng đất mà không ai chấp nhận họ cả. Họ thậm chí không thể tưởng tượng được".
Ngoài tác phẩm " Luật cho kẻ ra đi" một phim tài liệu mới của Ngải Vị Vị có tên Human Flow, cũng ra mắt tại Nhà hát Opera Sydney vào thứ Năm (15 tháng 3).

Đến 40 trại tị nạn để làm phim "Human Flow"

Đề làm phim bộ phim này, ông đã đến thăm 40 trại tị nạn để nhìn thế giới từ một góc độ khác.
"Trí thông minh đòi hỏi tôi phải tò mò để hiểu được ý nghĩa của nó, những ý nghĩa này phải dựa trên sự thật chứ không phải là một ảo ảnh, vì vậy nó dạy cho tôi rất nhiều về lòng nhân đạo"
Ngải Vị Vị đã trải qua những năm đầu đời như một người tị nạn Trung Quốc, sống trong các trại vì cha ông bỏ xứ ra đi.
Ông nói rằng kinh nghiệm này giúp ông liên quan đến hoàn cảnh của những người tị nạn khác.

"Tôi lớn lên trong các trại tị nạn xa nhà và bị bỏ mặc hoặc bị phân biệt đối xử, bị sỉ nhục trong thời thơ ấu.và tôi hiểu, điều đó chuẩn bị cho tôi để hiểu rõ những người không có tiếng nói và bị phân biệt đối xử".

Trung Quốc vẫn là một xứ độc tài toàn trị

Ông Ngải đã liên tục lên tiếng chống lại chính phủ Hoa Lục và đã bị bỏ tù trong 81 ngày trong năm 2011 mà không xét xử.
Nhưng giờ đây ông tập trung nhiều hơn vào các vấn đề toàn cầu.
 
"Nếu tôi ở lại Trung Quốc, vấn đề của tôi về cơ bản là về cuộc đấu tranh của tôi trong cuộc sống hàng ngày đối với tự do ngôn luận, nhân quyền, tư pháp ở Trung Quốc, nhưng bây giờ tôi là một công dân toàn cầu, có nghĩa là bạn phải làm toàn bộ vấn đề nhân đạo ,chính trị và văn hoá toàn cầu".
Trước việc mới đây Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp nhận việc bãi bỏ nhiệm kỳ cho Tập Cận Bình thành Hoàng Đế Trung Quốc đến mãn đời, Ngải Vị Vị nói ông không ngạc nhiên.

"Cùng một hệ thống, hệ thống độc đảng, không bao giờ thực sự cho phép người dân bỏ phiếu, không bao giờ có một hệ thống tư pháp độc lập hoặc tự do ngôn luận. Vì vậy, trong trường hợp này, thay đổi nó để có một quyền lực lâu hơn hoặc có ít chuyển đổi quyền lực thì cũng như nhau."

Thêm thông tin và cập nhật Like

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại

Share