Vụ kiện đảo Manus được biết là vụ kiện nhân quyền lớn nhất lịch sử Úc.
Công ty luật Slater and Gordon, đã đại diện cho 1,905 thân chủ là những người trước và hiện đang bị giam giữ, đã đem về thắng lợi và nhận được khoản bồi thường $70 triệu, cộng thêm $20 triệu phí tổn pháp lý.
Nhóm khởi kiện đã tố cáo Chính quyền giam giữ họ trong điều kiện không đáp ứng tiêu chuẩn Úc.
Trong quá trình giam giữ đã xảy ra bạo động dẫn đến cái chết của một người tầm trú và làm nhiều tầm trú nhân khác bị thương nghiêm trọng.
Luật sư Andrew Baker cho hay, kết quả của vụ kiện này là bước tiến quan trọng trong việc nhận thức các điều kiện tồi tệ mà những người tầm trú phải chịu tại trung tâm giam giữ đảo Manus.
“Những người tầm trú hầu hết là những người phải rời bỏ quê hương vì những lý do bạo lực chiến tranh và đàn áp tôn giáo. Họ đến nước Úc để tìm kiếm sự bảo vệ. Vậy mà đáng lẽ phải giải quyết hồ sơ của họ tại Úc, thì Chính phủ lại đưa những con người đáng thương này đến đảo Manus vô thời hạn.
"Quan điểm của chính phủ Úc là không thừa nhận Manus là trại giam giữ, và cũng không thừa nhận Chính phủ có trách nhiệm phải quan tâm đến những người trên đảo Manus.”
"Quan điểm của chính phủ Úc là không thừa nhận Manus là trại giam giữ, và cũng không thừa nhận Chính phủ có trách nhiệm phải quan tâm đến những người trên đảo Manus," LS. Andrew Baker.
Bộ trưởng Di trú Peter Dutton cho rằng kết quả của vụ kiện không phải là sự thừa nhận bổn phận của Chính phủ.
Ông Dutton đồng thời cũng chỉ trích công ty luật Slater and Gordon, cho rằng công ty này thân thiết với đảng Lao động
“Trong vụ này rõ ràng ẩn chứa sự phản đối từ phía đảng đối lập. Bởi vì có rất nhiều người của đảng Lao động làm việc cho công ty Slater and Gordon, và tất nhiên, cũng có nhiều người nhận lợi ích từ công ty này. Slater and Gordon chính là một nguồn tài trợ, một nguồn tài trợ quan trọng của đảng Lao động.”
Trước đó, những người bị giam giữ đã yêu cầu bồi thường cho những tổn thương về thể xác và tâm lý trong thời gian họ ở tại trung tâm giam giữ Papua New Guinea.
Bà Kate Schuetze thuộc tổ chức nhân quyền Amnesty International Pacific, cho rằng Chính phủ phải có nhiều hành động hơn để giúp đỡ những người hiện vẫn bị kẹt ở các trung tâm giam giữ ngoại quốc.
“Mối quan ngại chính yếu của người tị nạn hiện tại đó là sự an toàn, mà Chính phủ vẫn không giải quyết. Và chuyện mà chúng ta tận mắt chứng kiến đó là trước ngày Good Friday, những người bị giam giữ đã bị bắn bởi quân đội Papua New Guinea. Nơi đó không an toàn cho họ, và những người đó họ chỉ cần tự do mà thôi.”
Tiền bồi thường sau vụ kiện sẽ được chia cho từng người dựa trên quãng thời gian ở tại trung tâm và những tổn thương mà họ phải chịu.
Tiền bồi thường sau vụ kiện sẽ được chia cho từng người dựa trên quãng thời gian ở tại trung tâm và những tổn thương mà họ phải chịu.
Lãnh tụ đảng One Nation, Pauline Hanson, thì cho rằng trong số những người tại trung tâm giam giữ có rất nhiều ‘người tị nạn kinh tế’, bà chỉ trích Chính phủ qua đoạn phim được công bố trên mạng.
“Hãy hành động đi, bởi vì tôi, đại diện cho nhiều công dân Úc, đã quá chán ngấy với chuyện này. Tôi quá nản lòng, và tôi tức giận, tức giận vì những chuyện thế này và Chính phủ phải làm điều gì đó đi.”
Còn đối với những đương đơn vụ kiện này, họ nói, tiền không bao giờ bồi thường thỏa đáng những gì họ đã phải trải qua.
Vụ kiện này dẫn đầu bởi Majid Karami Kamasaee, một người tầm trú Iran 35 tuổi, Anh Kamasaee cáo buộc bị Chính quyền Iran đàn áp buộc anh phải cải đạo, và anh đã phải rời bỏ đất nước sau khi bị đe dọa bỏ tù vì niềm tin tôn giáo.
Anh đã tìm cách đi từ Indonesia đến Úc bằng thuyền, nhưng đã bị Hải quân Úc bắt giữ và bị chuyển sang trại tầm trú ngoại quốc trong thời gian xét duyệt hồ sơ.
Kamasaee đã phải ở tại trung tâm giam giữ người tầm trú đảo Manus 11 tháng từ hồi năm 2013, và hiện anh vẫn còn ở trong trung tâm giam giữ ở Melbourne.
Trung tâm giam giữ đảo Manus dự kiến sẽ bị đóng cửa vào cuối năm nay.