Thái Lan và Việt Nam có vẻ như là hai trong những nời gần đây nổi lên trên truyền thông thế giới về tị nạn và bắt giữ người.
Vụ mới nhất là sự mất tích của nhà báo tự do Trương Duy Nhất khi ông tới văn phòng của Liên Hiệp Quốc tại Bangkok để đăng ký xin tị nạn chính trị và ngày hôm sau thì biến mất.
Không ai biết ông có mặt ờ Thái cũng như những chổ ông đi lại ở đây ngoài hai hay ba người bạn mà ông tin tưởng.
Thế nhưng ông bị ai đó bắt và chính phủ Thái có vẻ quan tâm đến việc ông Nhất vào Thái bằng đường nào hơn là ai đã bắt cóc ông trên đất Thái-một hành động xem ra tổn hại đến việc xâm phạm chủ quyền hơn và nhập cảnh lậu-nếu có.
Từ Việc ông Nhất bị bắt ở Thái đến việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt ờ Đức có thể nhìn thấy phản ứng của hai quốc gia này hoàn toàn khác nhau. Đây là điều cần lưu ý đối với đồng hương người Việt có những hoạt động xã hội tích cực cho nhân quyền và dân chủ mà theo các chính phủ độc tài là điều khiến họ cảm thấy bất an trong việc đi lại ra khỏi nước Úc.
Một chi tiết nữa trong vụ tị nạn và bị đe dọa khi ở nước ngoài đáng lưu ý liên quan đến việc lộ sử dụng mạng xã hội giữa trường hợp nhà báo độc lập Trương Duy Nhất và cô gái Ả Rập Saudi.
Cô Rahaf Mohammed al-Qunun khi thấy mình có thể bị nguy hiểm ở Thái cô đã tự nhốt mình trong phòng khách sạn sân bay Bankok, dùng truyền thông xã hội để kêu cứu và xin tị nạn.
Cách làm này đã giúp cô gái18 tuổi có được quy chế tị nạn trong vòng hai tuần còn ông Nhât thì số phận giờ nay không biết thế nào dù cả hai sự việc cùng xảy ra ở Thái.
Điều này cho thấy mạng xã hội khi sử dụng hữu ich có thể trở thành phương tiện bảo vệ tốt khỏi những thế lực ám muội.
Từ trường hợp cầu thủ Hakeem Al-Araibi -một thường trú nhân ở Úc từ visa tị nạn nhận được sự can thiệp và lên tiếng của nhiều giới khi anh bị giam giữ ờ Thái để đưa anh trở về Úc an toàn nhìn về trường hợp của Châu Văn Khảm- một công dân Úc đang bị bắt tại Việt Nam, nói lên điều gì?
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại