Theo số liệu của Ủy ban Nhân quyền Thế giới, vào cuối năm 2017, cói 68.5 triệu người phải di tản khỏi nhà, hậu quả của các sự trừng phạt, xung đột, bạo lực và vi phạm nhân quyền.
- 25.4 triệu người tị nạn trên thế giới – con số lớn nhất từ trước tới nay.
- 40 triệu người phải di tản trong nước.
- 3.1 triệu người tầm trú
Người tầm trú là người tìm kiếm sự bảo vệ quốc tế, nhưng vẫn chưa được cấp visa tị nạn.
Người tị nạn là người đã được công nhận theo Công ước Tị nạn 1951, đã được tái định cư, hoặc chuẩn bị được tái định cư.
1. Thổ Nhĩ Kỳ là nơi đón nhận số lượng người tị nạn nhiều nhất
Có gần 3.5 triệu người tị nạn và người tầm trú đang sống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Con số này nhiều vượt trội so với những quốc gia được xếp vào nhóm người tầm trú nhiều nhất.
Thổ Nhĩ Kỳ - 3.5 triệu
Pakistan - 1.4 triệu
Đức - 1.3 triệu
Uganda - 1.3 triệu
2. Ukraine là quốc gia sản sinh ra người tị nạn nhiều nhất châu Âu
Cuộc chiến tranh ở miền đông Ukraine đã tạo ra hàng trăm ngàn người tị nạn. Trên thực tế, chính phủ Ukraine ước tính có 1.8 triệu người đã di tản khỏi nhà của họ. Nhiều người đã tái định cư ở một nơi khác trong nước, nhưng có khoảng 200,000 người Ukraine đã được cấp visa tị nạn ở quốc gia khác, trong khi có 40,000 người tầm trú khác đang chờ quyết định.
Những quốc gia sản sinh ra người tị nạn và tầm trú nhiều nhất
Syria – 6.1 triệu
Afghanistan – 2.9 triệu
Nam Sudan – 1.9 triệu
3. Úc không thu hút nhiều người tầm trú như chúng ta tưởng
Đối với những quan ngại chính trị về số lượng người tị nạn tại Úc, số liệu cho thấy chỉ có khoảng 82,000 người tị nạn và người tầm trú đang sống ở nước Úc. Cần ghi nhận rằng Thụy Điển – có dân số ít hơn cả Úc – lại có hơn 300,000 người tỵ nạn và người tầm trú.
4. Châu Phi là một nơi bất ổn về sắc tộc
Châu Phi thường được xem là điểm nóng của hoạt động nhân đạo, sự bất ổn chính trị tại đây đã gây nên sự xáo trộn lớn trong dân số. Rất nhiều người đã bỏ trốn khỏi các quốc gia luôn dai dẳng nội chiến như Nam Sudan và Somalia: gần 2 triệu người tị nạn có nguồn gốc từ Nam Sudan, trong khi gần 1 triệu người là từ Somalia.
Những nơi khác, người dân rất khó để tìm được nơi tái định cư: chỉ vài trăm người từ Bostwana, Zambia và Gabon đã được tái định cư đâu đó hoặc đang tìm kiếm tầm trú.
5. Châu Phi cũng nhận lại tương tự số người tị nạn đã bỏ trốn khỏi các quốc gia khác
Cộng hòa Dân chủ Congo đã có gần 600,000 công dân nước này được cấp tị nạn ở một quốc gia khác, với gần 90,000 đang là tầm trú. Cùng lúc, quốc gia này đón nhận hơn 500,000 người tị nạn từ quốc gia khác đổ về.
Tình hình tương tự xảy ra ở Sudan, quốc gia này đã là nơi trú ẩn của hơn 500,000 người tị nạn và hơn 18,000 người tầm trú. Đồng thời cũng có 730,000 người đã di tản từ đây.
Theo giáo sư James Raymer về nhân khẩu học tại Đại học ANU, giải thích, vấn đề cốt lõi là cách thức lục địa châu Phi hình thành từ sau hậu Đệ nhị Thế chiến.
“Ở châu Phi có sự đa dạng hóa về sắc tộc.
“Khi các quốc gia châu Âu như Bỉ, Anh, Pháp, xây dựng thuộc địa ở châu Phi, sau khi chiến tranh kết thúc họ rút biên giới phân định giữa các sắc tộc khiến cho các sắc tộc bị trộn lẫn.
“Do đó có nhiều sắc tộc bị chia rẽ nằm ở 2 quốc gia, và nhiều người bị trừng phạt ngay tại nơi họ sống, khiến họ phải rời bỏ đất nước đến một đất nước mà sắc tộc của họ sinh sống.”
6. Iran đã nhận 1 triệu người tị nạn
Iran thường được cho là quốc gia sản sinh nhiều người tị nạn, do các vụ vi phạm nhân quyền tại quốc gia này, trongđó có các vụ hành hình tội phạm tuổi vị thành niên, những người bất đồng chính kiến và cộng đồng LGBTQI+. Có hàng ngàn người tầm trú từ Iran đã đến Úc bằng thuyền, và sống ở Úc chờ được cấp tị nạn.
Thế nhưng ít ai biết quốc gia này cũng đã nhận lại gần 1 triệu người tị nạn, từ các vùng bất ổn xung quanh, đặc biệt ở Afghanistan.
7. Thậm chí ở các quốc dân chủ tự do hòa bình cũng có người phải rời bỏ và xin tị nạn
Thông thường chúng ta chỉ nghe nói đến những quốc gia giàu có nhu Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển đón nhận người tị nạn. Những quốc gia giàu có, chuẩn sống cao, vậy có ai muốn rời bỏ những quốc gia này? Vẫn có.
Đã có 4 người từ Iceland, 9 người Phần Lan, 24 người từ Na Uy, 25 người Đan Mạch, 29 người từ Thụy Điển, 15 người từ Thụy Sỹ.
Đáng kể phải nhắc đến 224 người rời bỏ Anh quốc
Ở các quốc gia châu Mỹ, có 1,000 người rời bỏ nước Mỹ để xin tị nạn ở nơi khác và có 175 người từ Canada.
35 người Úc đã tìm tị nạn ở nơi khác, ở châu Á, 146 người đã rời bỏ Nhật, và 900 người rời bỏ Hàn Quốc.
Go Back To Where You Came From sẽ được phát sóng từ ngày 2/10 - 4/10 vào lúc 8.30pm, trực tiếp trên SBS Australia hoặc SBS On Demand.