Nỗi đau 'bung' khi đi chợ vì giá củ rau quả tươi tăng gần đây là có thật, và nhiều người trên khắp nước Úc đã cảm nhận.
Theo dữ liệu lạm phát của Nha Thống kê Úc, lạm phát thực phẩm đã tăng đáng kể, tăng gần 7% đối với rau tươi trong năm qua.
Với nhiều người Úc, giá nông sản tươi tăng lên đồng nghĩa với việc cắt giảm lượng trái cây và rau củ quả gia đình họ tiêu thụ. Điều này có thể dẫn đến việc gia tăng số lượng thực phẩm thay thế tùy ý rẻ tiền để làm bụng, là những thực phẩm nghèo dinh dưỡng.
“Khi khả năng chi trả cho thực phẩm thay đổi, cách ăn uống cũng có thể thay đổi,” Chuyên gia dinh dưỡng, phát ngôn nhân của Chuyên gia dinh dưỡng Úc, Purva Gulyani, nói với SBS.
Chuyện đang xảy ra lúc này là chúng ta đang sống trong thời đại mà một cái hamburger của McDonald's có giá $2 đô la và một tô xà lách có giá hơn $6.5 đô la - và giá của món xà lách đó đang tăng dần và đều đặn.
Gulyani nhắc nhở chúng ta rằng tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là trong mùa cúm hiện nay.
Tươi hay đông lạnh?
Vậy người đi chợ có thể làm gì? Gulyani đưa ra một gợi ý: mua trái cây và rau củ đông lạnh rẻ hơn loại tươi.
Có một quan niệm sai lầm rằng rau và trái cây đông lạnh sẽ mất chất dinh dưỡng khi rã đông.
Gulyani, giám đốc của Diet Yumm cho biết.
“Sự thật là rau củ và trái cây đông lạnh được hái khi chúng ở độ chín cao nhất và chúng sẽ được đông lạnh nhanh trong vòng vài giờ.
"Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sản phẩm đã qua chế biến có thể có nhiều chất chống oxy hóa và vitamin hơn so với sản phẩm tươi được bảo quản trong tủ lạnh của bạn trong hai hoặc ba ngày trước khi ăn”.Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm tươi sống so với thực phẩm đông lạnh cũng phụ thuộc vào loại thực phẩm được đông lạnh.
The nutritional value of fresh food versus frozen food also depends on the kind of food being frozen. Source: Willfried Wende from Pixabay
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bắp ngô, trái việt quất và đậu que đông lạnh có hàm lượng vitamin C cao hơn các loại tươi tương đương. Còn bông cải xanh đông lạnh có nhiều vitamin B hơn so với loại tươi. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy đậu Hà Lan tươi có nhiều riboflavin hơn so với đậu đông lạnh.
Tuy nhiên, có một lưu ý đối với trái cây và rau củ đông lạnh đã nằm trong tủ đông của bạn trong một thời gian dài. Trong hơn một năm, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm sẽ giảm sút.
Gulyani nói rằng những thứ cần ghi nhận ở đây rất đơn giản: đừng ngại nấu nướng hay chế biến với trái cây và rau củ đông lạnh nếu bạn không đủ khả năng mua các loại tươi.
“Điều chính yếu là bạn cần tiêu thụ năm phần rau củ mỗi ngày, người Úc hiện không ăn được vậy. Nếu trái cây và rau củ đông lạnh giúp bạn đạt được mục tiêu chi phí và các yếu tố khác, thì đó là điều tích cực.”
Tại sao ngần ngại dùng rau củ quả đông lạnh?
Nếu trái cây và rau củ đông lạnh có thể duy trì mức giá trị dinh dưỡng đáng kể trong thời gian dài, tại sao chúng ta thường bỏ qua chúng?
Gulyani thừa nhận rằng sản phẩm tươi có kết cấu giòn hơn và có khả năng là hương vị mạnh hơn các loại đông lạnh, và do đó được ưa thích hơn.
“Tôi cũng cảm thấy rằng quá trình cắt rau củ và nấu chúng như một cách trị liệu vậy, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm đông lạnh và thực phẩm đóng hộp có thể rất tốt vì một số lý do.
Thứ nhất, chúng thường rẻ hơn. Bạn cũng có thể giảm lãng phí thực phẩm bằng cách lấy số lượng bạn cần từ một gói đông lạnh và ném phần còn lại vào tủ đông - điều này cũng giúp tiết kiệm tiền.
"Thêm nữa, các nguyên liệu đông lạnh thường có quanh năm.
"Tiếp đến, thêm trái cây và rau đông lạnh đã rã đông và cắt sẵn vào món xào, món hầm hoặc nước sốt cũng là một cách tuyệt vời để tiết kiệm thời gian chuẩn bị."
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại