Đừng vô tình làm hại trẻ bởi các thực phẩm sau đây

Đôi khi những thứ chúng ta vẫn ăn hàng ngày và tưởng chừng vô hại lại gây ra hậu quả lâu dài cho trẻ, đặc biệt là những trẻ nhỏ.

When kid should be given juice?

When kid should be given juice? Source: Pixabay

Trẻ em có xu hướng thích ăn đồ ngọt từ khi còn rất nhỏ. Ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến cho vị giác của trẻ bớt nhạy cảm, từ đó khiến trẻ không còn hứng thú với các món ăn bình thường.

Và người lớn cũng góp một phần không nhỏ trong việc tạo ra vị giác của trẻ bởi những thói quen sau

Các viên vitamin bổ sung

Vitamin vốn luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi, và các bậc cha mẹ thì thường hay dựa vào kinh nghiệm và những lời tư vấn của gia đình, người quen hơn là các chuyên gia y tế.

Đối với các chuyên gia y tế, những viên vitamin có hình thù và màu sắc khác nhau tưởng chừng như vô hại cho trẻ đều bắt buộc phải được bác sĩ kê toa.

Và tất cả các chuyên gia dinh dưỡng lẫn bác sĩ đều khuyên nên thu nạp vitamin vào cơ thể bằng cách ăn thức ăn giàu vitamin. Và trẻ em hoàn toàn chưa cần đến bất kỳ viên bổ sung nào.

Nước trái cây

Nước trái cây vốn luôn là món uống phổ biến cho mọi lứa tuổi, nhất là nước trái cây hộp luôn tiện lợi cho các bậc cha mẹ bận rộn. Nhưng bạn có biết một ly nước trái cây chứa tới 5 – 6 muỗng đường? Đường hòa tan ngay lập tức và được hấp thu ngay vào máu, gây tác hại cho việc trao đổi chất của trẻ.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thay vì uống nước trái cây, hãy cho trẻ ăn trái cây tươi. Trong trái cây tươi có chứa chất xơ giúp cơ thể được hấp thụ từ từ phần nước trái cây.

Mật ong

Trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn mật ong. Lý do là trẻ rất dễ có nguy cơ bị dị ứng với mật ong, và đôi khi mật ong cũng chứa vi khuẩn có thể khiến trẻ bị ngộ độc, dù hiếm gặp.
Manuka honey
Source: Pixabay

Ngũ cốc (cereal)

Các loại cornflake, muesli và những thực phẩm tương tự trông có vẻ rất an toàn cho sức khỏe vì luôn được quảng cáo chưa nhiều vitamin và khoáng chất. Sự thật là, những loại thực phẩm này  không chứa bất kỳ thành phần bổ dưỡng nào nói trên. Thứ duy nhất có trong cereal là đường. Tất cả những thành phần bổ dưỡng như bắp (trong cornflake), lúa mạch, lúa mì đều đã bị mất trong quá trình chế biến.

Sẽ rất khó để thỏa mãn cơn đói khi chỉ ăn ngũ cốc, chỉ sau vài giờ, trẻ sẽ đói trở lại. Lúc này oatmeal – cháo bột yến mạch – sẽ là giải pháp tốt hơn. Cho thêm ít trái cây xắt nhỏ hoặc hạt để món ăn hấp dẫn hơn với trẻ.
Breakfast cereal
Breakfast cereal is a handy pantry staple - especially for emergencies. Source: Getty Images

Yoghurt

Hãy cẩn thận với các loại yoghurt được bày bán tại các siêu thị. Tốt nhất hãy đọc thành phần trước khi mua, và tuyệt đối không mua các loại yoghurt không được bảo quản lạnh, và hãy mua những loại yoghurt tự nhiên thay vì mua loại yoghurt ngọt.

Những loại yoghurt trái cây thường chứa nhiều đường, chất béo và calories khiến trẻ có nguy cơ bị béo phì.
Choosing the best yoghurt
Once you know your yoghurts, choosing the healthy option is a straightforward process. Source: Getty Images

Nho

Nho là loại trái chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Nhưng lý do vì sao nho lại được xếp vào loại trái cây có hại cho trẻ? Đối với trẻ nhỏ, nho có lẽ hơi to so với miệng trẻ và trơn, có thể khiến trẻ bị hóc.

Ngoài ra hệ tiêu hóa của một em bé cũng khó có thể xử lý nho. Do đó, chuối có lẽ là một lựa chọn lý tưởng hơn đối với trẻ dưới 2 tuổi.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 5 July 2018 5:12pm
Updated 5 July 2018 5:18pm
By Hương Lan


Share this with family and friends