Có nên buộc con cái học tiếng Việt để giữ gìn bản sắc?

Tác giả Ian Rose kể về câu chuyện của vợ anh khi ép con cái vào học tại trường Việt ngữ, và những lý do trong việc giữ gìn nguồn cội.

Frowning Vietnamese girl standing in classroom

Frowning Vietnamese girl standing in classroom Source: Getty Images

Đó là một ngày Chủ nhật. Như mọi gia đình khác, đó là ngày nghỉ ngơi, trừ gia đình tôi.

“Thật là bất công, tại sao chúng ta lại phải đến trường học tiếng Việt?”

“Bởi vì nó quan trọng.”

“Tại sao nó lại quan trọng?”

“Bởi vì con mang trong mình một nửa dòng máu là người Việt, cho nên việc con phải kết nối với những di sản của con là rất quan trọng.”

“Di sản là gì?”

“Hỏi mẹ con ấy.”

Có hai kiểu phụ huynh trong cách dạy con đương đầu với những khó khăn.

Nhóm đầu tiên là những phụ huynh luôn muốn bảo đảm con cái họ sẽ không bao giờ phải trải qua những khó khăn tương tự như họ lúc nhỏ. Nhóm còn lại suy nghĩ rằng ‘tôi đã vượt qua được, thì các con tôi cũng phải làm được.’

Về việc học tiếng Việt, vợ tôi chắc chắn nằm trong nhóm thứ hai.

Vợ tôi là một thuyền nhân, đến Úc cùng với mẹ vào năm 1979, sau khi Sài Gòn sụp đổ. Lúc đó cô ấy chỉ chưa đầy 5 tuổi, còn bà mẹ khi ấy 29 tuổi.
Đưa con gái đến một vùng đất hứa, bà không hề có ý định để cô bé quên hết về nơi cô được sinh ra. Bà nhận thấy con gái bà cần có sự giám sát để cô bé có cơ hội gần gũi với cộng đồng người đồng hương.
Họ đã phải mất vài năm chuyển chỗ ở từ vùng ngoại ô này sang vùng ngoại ô khác ở Melbourne, chậm rãi những chắc chắn. Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, thì hầu hết người di dân thời đó đều cảm thấy được đón nhận và được giúp đỡ trong việc hội nhập.

Vào những năm 1980, vợ tôi khi đó vẫn chỉ là một cô gái bé nhỏ, đã bắt đầu biết hoà nhập với cộng đồng Úc, và đã sẵn sàng quên đi nơi trước từng là quê hương của mình.

Chỉ có mẹ cô có những kế hoạch khác.
Mẹ vợ tôi là một phụ nữ quyết đoán và đầy nhiệt huyết. Đưa con gái đến một vùng đất hứa, bà không hề có ý định để cô bé quên hết về nơi cô được sinh ra. Bà nhận thấy con gái bà cần có sự giám sát để cô bé có cơ hội gần gũi với cộng đồng người đồng hương.

Bà bắt đầu bằng việc thành lập một trường Việt ngữ, đầu tiên là ở tiểu bang Victoria, nhằm mục đích giúp những di dân thế hệ đầu tiên gần gũi với văn hoá và ngôn ngữ nguồn cội, thậm chí khi họ đã học ngôn ngữ mới.

Và đó là nơi vợ tôi dành thời gian mỗi ngày Chủ nhật, suốt quãng thời thiếu niên. Thời điểm đó, cô ấy đã quyết định không muốn làm người Việt mà muốn làm những người da trắng như nhóm bạn. Cô ấy thậm chí đổi tên sang một tên tiếng Pháp mà cô ấy nghĩ điều đó làm cho cô ấy trở nên sành sỏi hơn, thay vì một cái tên châu Á.

Cô ấy đến trường Việt ngữ một cách rất miễn cưỡng. Miễn cưỡng vì phải bỏ lỡ những buổi tiệc sinh nhật hay được đi chơi với chúng bạn vào mỗi buổi chiều. Miễn cưỡng khi phải mặc bộ trang phục truyền thống cũ kỹ và biểu diễn những điệu múa nhàm chán trên sân khấu mỗi dịp năm mới.

Nhưng điều làm cô chán chường nhất là cô nhận thấy ngôn ngữ này quá khó để đọc và viết, khi mà mọi người đều nhìn vào cô con gái bà hiệu trưởng và cho rằng cô phải là người học giỏi nhất.
Chỉ vài năm sau khi tốt nghiệp trung học, cô ấy đã bỏ hẳn suy nghĩ trước đây, trở lại với nguồn gốc của mình, gắn bó với bản chất, với nơi cô ấy sinh ra, thậm chí cô ấy còn ước sao có thể đọc được thứ ngôn ngữ khó nhằn mà một thời cô từng bỉ bai.
Khi việc học ở trường trung học bắt đầu nhiều hơn, cô ấy đã ngay lập tức bỏ trường Việt ngữ. Nếu như mẹ cô ấy thất vọng, bà cũng không bao giờ thể hiện ra. Bà vẫn tiếp tục điều hành trường học, tuyển giáo viên tình nguyện, nhận thêm học sinh mới, năm này qua năm khác.

Hai con chúng tôi hiện đã được 6 và 8 tuổi. Mỗi Chủ nhật chúng đều than phiền đến tận khi bị lôi đi làm nhiệm vụ bắt buộc. Mặt mày luôn ủ rũ vì lớp học nhàm chán biết bao nhiêu, và thậm chí nếu chúng có được sự thông cảm của tôi (ngày chủ nhật của tôi tràn đầy niềm vui vì không phải làm nghĩa vụ gì cả), thì tôi cũng không có cách nào giải thoát chúng được. Các con tôi buộc phải đến trường Việt ngữ, ít nhất thêm vài năm nữa.

Vì ngày xưa việc chối bỏ nguồn cội của mẹ chúng kéo dài chẳng bao lâu. Chỉ vài năm sau khi tốt nghiệp trung học, cô ấy đã bỏ hẳn suy nghĩ trước đây, trở lại với nguồn gốc của mình, gắn bó với bản chất, với nơi cô ấy sinh ra, thậm chí cô ấy còn ước sao có thể đọc được thứ ngôn ngữ khó nhằn mà một thời cô từng bỉ bai.

“Mẹ, con không muốn đến trường Việt ngữ. Và di sản là gì?”.
Và cứ mỗi chủ nhật, mẹ chúng lại phải thuyết phục chúng đi học, với lý do là vì bà ngoại. Bà ngoại nay đã 68 tuổi, và vẫn là hiệu trưởng.

Cô ấy sẽ nói với chúng rằng một ngày nào đó các con sẽ phải cảm ơn mẹ vì điều này, mặc dù chúng cứ tưởng mẹ đang nói đùa.

Nhưng ai mà biết được? Một vài năm nữa, có thể các con tôi sẽ lại có cuộc đấu tranh tương tự với con cái chúng, vật vã thuyết phục những đứa con về tầm quan trọng trong việc nuôi dưỡng ngôn ngữ và bản sắc đang chảy trong huyết quản.

Và cũng là để luôn nhớ bà ngoại, người phụ nữ mạnh mẽ và can đảm đã đưa mẹ của chúng đến Úc. Một người phụ nữ luôn vì cộng đồng di dân, kết nối họ với nhau và kết nối quá khứ với hiện tại.
Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 9 June 2017 12:03am
Updated 28 August 2017 8:13pm
By Ian Rose
Presented by Hương Lan
Source: SBS Life

Share this with family and friends