Mặc dù Úc có chính sách đa văn hóa hẳn hoi, và là một trong những xã hội đa văn hóa thành công nhất trên thế giới.
Tỷ lệ học sinh theo học ngoại ngữ tại Úc trong 50 năm qua đã sút giảm từ 40 xuống chỉ còn 12 phần trăm.
Các chuyên gia đổ lỗi cho hệ thống giáo dục chưa hoàn chỉnh và xu hướng xã hội có thay đổi.
Làm cách nào giúp cho các em học sinh duy trì tiếng mẹ đẻ song song với việc học tiếng Anh?
Đó là mối quan tâm của hầu hết các bậc phụ huynh gốc di dân và các nhà giáo dục.
Gia đình, một trong ba yếu tố chính trong việc duy trì tiếng mẹ đẻ
Trên tạp chí Nghiên cứu Văn Hóa Cửu Long Đồng nai số 4, có đề cập đến nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Văn Bon.
Nghiên cứu đươc thực hiện năm 2002 đã phỏng vấn:
- 128 phụ huynh học sinh có con em đang học tiếng Việt tại các trường tiểu học tại New South Wales.
- 20 giáo viên dạy tiếng Việt tại các trường công và trường ngôn ngữ cộng đồng.
- 128 học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 dự thi trắc nghiệm khả năng tiếng Việt.
Kết quả cho thấy bên cạnh yếu tố nhà trường và thái độ học tiếng Việt của học sinh, yếu tố gia đình mang tính quan trọng đối với việc học tiếng Việt của các em.
Yếu tố gia đình theo Tiến Sĩ Nguyễn Văn Bon bao gồm:
- Khả năng tiếng Việt của phụ huynh.
- Thái độ của phụ huynh đối với việc cho con em học tiếng Việt.
- Phụ huynh nói tiếng Việt tại nhà.
- Phụ huynh đọc sách và báo tiếng Việt cho con em.
- Phụ huynh nghe đài phát thanh và các chương trình Việt ngữ với con em.
- Việc tham gia của phụ huynh vào các sinh hoạt học đường nơi con em đang theo học.
- Tiếp xúc của phụ huynh với giáo viên giảng dạy môn Việt ngữ của con em.
- Sự giúp đỡ của phụ huynh về học tập ở nhà của con em.
Những trái tim người mẹ
“Mình giúp cháu rất là nhiều,Khi cháu còn nhỏ, mình làm bất cứ cái gì mình cũng giải thích, Martin ơi, mẹ làm cái này thì cháu cũng hỏi đó, nhiều thật là nhiều câu hỏi, tập cháu đánh vần bằng những vật thường ngày.
"..thí dụ như trái táo, thì trái táo nói làm sao, đánh vần làm sao, hay là mình nấu ăn cũng vậy, rau cải hay bất cứ cái gì, thì mình cũng dạy cháu. "Quỳnh Nga
"Từ nhỏ, mình đi đâu cũng lôi cháu theo. Ở nhà thì mình 90% nói chuyện bằng tiếng Việt với Martin.”
Hồng Thắm:
“Cái việc mà chị nghĩ là thường xuyên giúp cháu trau dồi Việt Ngữ là lúc nào gia đình chị cũng có một cái qui định với nhau đó, là ở nhà mình chỉ nói tiếng việt với nhau thôi.Cái giờ mà học tiếng việt trong trường thì chị giúp đỡ cháu, theo sát cháu, cái giờ đầu tiên thì mình theo sát để cái căn bản ngày càng vững hơn.Và vui nhất là mỗi ngày khi cháu tan học về mình đón nó về đó em. Ỏ trong xe cháu sẽ kể cho mình nghe cái chuyện gì xảy ra trong trường trong lớp. Và trong lớp có gì xảy ra cháu kể hết bằng tiếng Việt với mình, thành ra mình thấy sự giao tiếp của mẹ con rất là gần gũi.Và mình hiểu là con mình có thể dịch từ tiếng Anh qua tiếng Việt, cái chuyện gì xảy ra nó có thể dịch sang tiếng Việt. Cái mục đích của mình là để bảo tồn văn hóa Việt , cái thứ hai đó là con mình sau này cháu nó lớn nó trưởng thành ra ngoài làm công việc theo nghề nghiệp thì ngoài mục đích phục vụ cho cuộc sống của cháu, có thể giúp rất là nhiều người Việt của mình mà có thể là tiếng Anh không giỏi."
"Người ta có thể rất là cần những người chuyên môn, à bác sĩ chẳng hạn, luật sư chẳng hạn mà biết nói tiếng Việt, thì cũng giúp ích cho cộng đồng của mình” Hồng Thắm
Quỳnh Nga:
“Nếu đã đưa con đi học tiếng Việt thì mình cũng phải cùng đi với con,đi sát với con cái với thầy cô.Tại cháu ở trường thì chỉ có hai tiếng mấy một tuần thôi, thì không có đủ cho các cháu. Ở nhà, quan trọng là cha mẹ đi sát với con cái, và trò chuyện với con cái, hướng dẫn con cái trong tất cả mọi công việc và cùng hợp với các thầy cô ở trường nữa.Thầy cô nói là cần cha mẹ giúp đỡ về một vấn đề gì thì mình cũng nên gần gũi và giúp đỡ cho các cháu. Chứ còn cái khác thì mình không làm được, nhưng mà mình đừng để con một mình trên bước đường thì khó khăn lắm, mình nghĩ là lúc nào cũng phải cầm tay dắt đi.Đừng bao giờ để con một mình tới tường mà mình không biêt hôm nay cháu có khó khăn gì trong trường hoặc gặp gì trở ngại? Lúc đi lúc về mình phải có mặt, tình thương là quan trọng.”
Đây là một trong năm bài chuyên đề "Song ngữ, chuyện dạy và học ngoại ngữ tại Úc". Bài liên quan: