Thịt gà
Nhiều người từng nghe nói đến việc thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong ngành kỹ nghệ thịt gà ở Úc, để chữa bệnh cho gà cũng như phòng tránh bệnh dịch.
Ngành kỹ nghệ này cũng liên tục khẳng định ăn thịt gà không khiến người tiêu thụ bị tích tụ trong người hay bị tình trạng (kháng thuốc).
Thông thường, thuốc kháng sinh không được sử dụng trong những sản phẩm được chứng nhận bởi Hiệp hội Gia cầm và Trứng (gà) chạy bộ Free Range Egg and Poultry Association hay là thịt và trứng từ gà nuôi tự nhiên (organic farming).
Nếu gà bị bệnh và cần dùng kháng sinh để điều trị, thịt gà và trứng sẽ không được dán nhãn hay gà nuôi tự nhiên nữa.
“[Chúng tôi có] một chính sách là các loại thuốc kháng sinh không nên được sử dụng cho các mục đích thúc đẩy tăng trưởng”, Vivien Kite, Giám đốc Điều hành của Liên Đoàn Thịt Gà Úc Australian Chicken Meat Federation nói với Fairfax Media.
Thịt heo
Tuy bị cấm hoặc hạn chế sử dụng ở khoảng 160 quốc gia nhưng hóa chất tổng hợp ractopamine, còn được gọi là Paylean, đang nhiều nhà sản xuất thịt heo ở Úc sử dụng để tăng hiệu quả thức ăn, thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp và giảm tích tụ chất béo.
Công dụng này của ractopamine sẽ làm heo tiêu hóa thức ăn ở mức tốt nhất, heo tăng trọng, chắc thịt, siêu nạc, và những yếu tố này chuyển thành lợi nhuận lớn hơn cho ngành kỹ nghệ thịt heo.
Trong khi hóa chất này bị cấm ở Liên Âu, Trung Quốc và Nga, nhưng cơ quan chịu trách nhiệm về thịt heo tại Úc nói rằng không có bằng chứng cho thấy ractopamine có hại cho sức khỏe con người.
“Tôi không tin có bất kỳ nghĩa vụ nào buộc phải tiết lộ điều đó, nhưng nếu người tiêu thụ muốn biết, họ hoàn toàn có thể tìm ra thông tin, bởi vì chúng tôi là một ngành kỹ nghệ trong sạch”, Andrew Spencer, Giám đốc điều hành Australian Pork nói.
Còn Elanco, công ty sản xuất hóa chất này, nói với Fairfax Media rằng ractopamine đã được phê duyệt hơn một thập kỷ trước và đang được sử dụng rộng khắp tại hơn 20 quốc gia.
Bạn có biết trong thịt heo, thịt gà và các loại thịt tươi có chất phụ gia gì không? Source: Pixabay / SBS Vietnamese
Thịt tươi các loại
Các cửa hàng thịt trên khắp Sydney đã bị phạt hàng ngàn đôla vì sử dụng lưu huỳnh điôxit sulphur dioxide để làm cho thịt sống có vẻ tươi mới hơn.
Năm ngoái, Cơ quan Thực phẩm New South Wales NSW Food Authority đã phạt một tiệm thịt ở Sydney $12,950 đôla, cộng thêm $3,870 đôla chi phí vì bị phát hiện đã sử dụng số lượng hóa chất vượt mức giới hạn cho phép trong xúc xích của tiệm này.
“Một số người, đặc biệt là các bệnh nhân hen suyễn, rất mẫn cảm với sulfur dioxide. Khi ăn phải chất này vô người, nó có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn điển hình”, trích từ một thông cáo của cơ quan NSW Food Authority.
“Do đó, việc sử dụng chất này trong thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ bởi Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm.”
READ MORE
8 loại thức ăn có nguy cơ gây dị ứng
Cá hồi
Tassal, nhà sản xuất lớn nhất của Úc cho biết, họ nuôi cá bằng loại thực phẩm gồm: bột cá, dầu cá, các thành phần động vật nuôi trên đất liền như bột máu, và các thành phần thực vật như ngũ cốc.
Thức ăn cho cá cũng bao gồm một ‘chất giống tự nhiên’, một phiên bản tổng hợp của astaxanthin, làm cho nuôi có thịt màu cam rực rỡ.
Bạn có biết, nếu không có astaxanthin, cá hồi nuôi sẽ có màu trắng hay xám nhạt?
Tassal không đề cập đến astaxanthin trên nhãn sản phẩm cá hồi, bởi vì đó là một phụ gia nhỏ đã được chấp thuận cho sử dụng bởi các cơ quan quản lý trong nước.
Ngành kỹ nghệ cá hồi của Hoa Kỳ cũng có ‘thói quen’ này để thịt cá được màu cam rực bắt mắt người tiêu thụ. Nhưng sau nhiều năm chịu áp lực từ người tiêu thụ, các hệ thống siêu thị lớn của Mỹ đã bắt đầu nói rõ trên nhãn sản phẩm, nếu cá hồi đó được nuôi trong nông trại và được nhuộm màu.
Nhưng ở Úc, điều này chưa có ‘luật vua’, cũng chưa có ‘lệ làng’.
Gạo và Gia vị
Gần đây nhất, một cuộc điều tra của SBS Punjabi tìm thấy thuốc trừ sâu, thạch tín, độc chì và thậm chí cả chất gây ung thư DDT trong các loại .
Kết quả cuộc điều tra này cho thấy thương hiệu gia vị Ấn Độ nổi tiếng MDH có chứa thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn quy định bởi Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc Tân Tây Lan FSANZ.
Cuộc điều tra của SBS cũng cho thấy gạo basmati Kohinoor chứa buprofezin, một loại thuốc trừ sâu bị cấm.
Gạo, gia vị, bánh mì, khoai tây ăn chơi, và sữa bột... Source: Pixabay / SBS Vietnamese
Bánh mì, khoai tây, và sữa bột
Cac phụ chất được sử dụng như chất bảo quản, chất làm đông đặc hoặc để mang đến màu sắc hay kết cấu nhất định cho thực phẩm.
Trong khi một số phụ chất được cho là an toàn để tiêu thụ, nhiều loại phụ chất được nhìn nhận là “nguy hiểm” và bị cấm ở các nước khác.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra hydroxytoluene butylated, một chất chống oxy hóa, là chất có khả năng gây ung thư.
Grace Smith, từ Viện An toàn Thực phẩm Úc Australian Institute of Food Safety cho biết chất này vẫn được sử dụng trong ngành kỹ nghệ thực phẩm Úc.
“Việc sử dụng chất này khá hạn chế, tuy nhiên nó vẫn được sử dụng trong các loại khô, dầu ăn và dầu nhũ tương, quả óc chó và hạt hồ đào, kẹo thổi bong bóng và kẹo cao su”, bà Smith cho biết.
Cũng trong danh sách ‘nguy hiểm’ theo Viện An toàn Thực phẩm Úc là polydextrose, một chất làm đông đặc có trong các loại thực phẩm như các loại bánh (nướng) và các món tráng miệng.
“Một số người mẫn cảm với chất này và có thể bị khó chịu đường tiêu hóa sau khi ăn phải phụ chất này”, cô Grace cho biết.
Một chất khác nữa là olestra, dùng thay thế chất béo, thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm chiên hoặc nướng có hàm lượng calo thấp như chiên đóng gói sẵn để ăn vặt.