Tháng 2 năm 2016, một nhà đấu tranh cho quyền lợi của người tiêu thụ là Simon Mulvany đã tố giác chất lượng thật sự của mật ong và lên một chiến dịch để tìm hiểu sự thật những chất độc gì đứng sau thương hiệu mật ong Capilano Honey.
Ông Mulvany lập một trang Facebook với tên gọi "Save The Bees Australia”, tức là Hãy cứu lấy loài ong của Úc và một trang web được gọi là "", tập trung vào các vấn đề sức khỏe và an toàn liên quan đến sản phẩm mật ong cũng như thông tin chi tiết về ngành kỹ nghệ khai thác lợi ích từ ong.
Capilano là một công ty thuộc sở hữu của ông trùm truyền thông Kerry Stokes. Đây một trong những công ty sản xuất mật ong hàng đầu của Úc và được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm nhiều năm, được bày bán tại các siêu thị.
Nhà hoạt động Simon Mulvany đã lên tiếng cáo buộc Capilano Honey đang đe dọa cuộc sống của nhiều người Úc. Bởi thành phần mật ong của Capilano có chứa các chất như thuốc kháng sinh, độc tố toxin lấy từ nọc độc của thực vật hay động vật và phấn hoa nhập cảng từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Capilano Honey còn cố tình che giấu người tiêu dùng rằng các sản phẩm của họ made in Australia 100%, thế nhưng phần lớn mật ong của họ nhập khẩu từ Trung Quốc, Mexico, Argentina (nơi công ty này có một nhà máy), Hungary và Brazil.
Sau khi chiến dịch tố giác này “dậy sóng”, nhiều người tiêu thụ đã tỏ ý nghi ngờ và tẩy chay sản phẩm mật ong của Capilano Honey.
Công ty này đã tố cáo Simon Mulvany cố tình bôi xấu và gây hiểu lầm về thương hiệu của họ trên các trang mạng xã hội.
Ông Mulvany nói với tờ The Australian Financial Review rằng: "Đáng lo ngại nhất, Capilano còn xuất khẩu mật ong Úc pha trộn với mật ong Trung Quốc và bán lại cho thị trường Trung Quốc, rồi gắn nhãn mác Úc. Danh tiếng của Úc đã bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Người tiêu thụ cần biết xuất xứ của mật ong, dù là trộn lẫn mật ong của nước nào với nước nào cũng phải ghi lên bao bì cho họ biết".
Ông Mulvany nói ông thực hiện chiến dịch này vì muốn người tiêu dùng phải nhận thức được những gì có trong sản phẩm Capilano mà họ đã mua.
Một trong những thông tin mà Simon đã đưa lên mạng xã hội như sau.
“Sử dụng những nguyên liệu độc hại, gây ngộ độc cho người tiêu dùng để có giá thành rẻ, Capilano đang phá giá mật ong tại thi trường Úc.
Capilano Honey còn sản xuất nhiều thương hiệu khác một cách lén lút dưới nhãn hiệu Allowrie, Smiths, Barnes và Wescobee.
Capilano nhập khẩu mật ong từ Argentina, trong đó có chứa chất độc từ cây vòi voi có thể có hậu quả tai hại. Sản phẩm mật ong này hiện có giá rẻ nhất tại siêu thị, nhưng lại có khả năng gây ra các vấn đề về gan và phá hỏng một ngành kỹ nghệ của Úc”.
Ông Mulvany khẳng định một số thương hiệu mật ong Capilano chứa độc tố Alkaloid Pyrrolizidine gây hại, nếu dùng với liều lượng thấp vẫn có thể ngộ độc hoặc có chứa phấn hoa Trung Quốc và được pha trộn với mật ong nhập khẩu từ Trung Quốc cùng Argentina.Giám đốc điều hành của Capilano Ben McKee bào chữa thương hiệu Capilano được bán ở Úc là "100% mật ong Úc", thế nhưng thương hiệu thứ hai của Capilano là Allowrie được trộn với mật ong nhập khẩu từ Trung Quốc, Mexico và Argentina vì thiếu hụt nguồn cung cấp mật ong Úc. Các sản phẩm thương hiệu Allowrie đều có dán nhãn nói rằng mật ong của họ chứa các thành phần trong nước và nhập khẩu.
Simon Mulvany, founder of Save the Bees Australia Source: Theland.com.au
Trước đó vào năm 2010, chính phủ Ấn Độ đã công bố: "Mẫu mật ong Capilano đã được phát hiện có chứa ba loại thuốc kháng sinh và không tuân thủ với tiêu chuẩn xuất cảng của chính phủ Ấn Độ, cũng như một số tiêu chuẩn áp dụng với các mặt hàng tại Úc."
Năm 2004, nhà chức trách ở Canada cũng đã thu hồi hai kiện hàng mật ong được pha trộn giữa mật ong Úc và Argentina. Chính phủ Canada nói rằng "mật ong Capilano chứa các nguyên liệu kháng khuẩn bị cấm trong kỹ nghệ sản xuất lương thực”.
Nhiều công ty sản xuất mật ong hiện đang lạm dụng kháng sinh để nuôi ong. Ong ăn nhiều thuốc kháng sinh sẽ cho nhiều mật hơn, nhưng cũng không tránh được rủi ro ong bị ô nhiễm thuốc kháng sinh một cách nặng nề gây ảnh hưởng đến sản phẩm.