An cư lạc nghiệp (18) Tái lập tài chánh-refinance

Refinancing involves paying out your current loan with a new one

Refinancing involves paying out your current loan with a new one Source: Pixabay

Khi nào thì những người mua nhà nghĩ đến việc tái lập tài chánh (refinance) khoản tiền vay mua nhà của họ, để mang lại lợi ích tốt nhất? Và trước khi tái lập tài chánh, có điều gì quý vị cần lưu ý?


Tư vấn của chuyên gia tài chánh Quyên Lê, giám đốc công ty Finance Group.

SBS: Refinance- tạm dịch là tái lập tài chánh là gì? Khi nào thì những người mua nhà nghĩ đến việc refinance khoản tiền vay mua nhà của họ?

Chuyên gia tài chánh Quyên Lê: Tái lập tài chính chỉ là đơn giản là thay thế món tiền vay mà quý vị đang có bằng một món tiền vay khác. Việc này có thể xảy ra với một người chủ nợ (ngân hàng) hiện thời của quý vị hoặc quý vị có thể đi đến một người cho vay khác.

Ví dụ, quý thính giả đang có một hợp đồng mượn tiền mua nhà với ngân hàng A nhưng sau đó quý vị không hài lòng nên quyết định đổi sang ngân hàng B với điều kiện cho vay và lãi suất tốt hơn .

Có rất nhiều lý do mà quý vị nghĩ đến, bao gồm việc tiết kiệm tiền cho món nợ vay mua nhà khi lãi suất thay đổi, mượn thêm tiền để mua xe, mua căn nhà khác hoặc đầu tư kinh doanh hay có thể quý vị đang gặp khó khăn về tài chánh.

Tái lập tài chánh là một cách tốt nhất để tiết kiệm tiền bạc miễn là quý vị bao gồm phí tổn thật sự của vấn đề tái lập vào các khoản tính toán của mình, nhưng mà có thể có nhiều khó khăn đến bất ngờ. Đây cũng là một điều rất nguy hiểm và quý vị nên luôn xin ý kiến trước khi thực hiện .

SBS: Trước khi refinance, người vay tiền cần phải chú ý những điều gì?

Chuyên gia tài chánh Quyên Lê: Câu hỏi này rất quan trọng và quý vị nên chú ý và thận trọng trước khi thực hiện.

Bởi vị tái lập tài chánh là quý vị đang đặt căn nhà của mình vào tình trạng nguy hiểm. Nếu quý vị không trả món nợ trên thì quý vị sẽ mất căn nhà của mình. Quý vị đang nộp hồ sơ xin giảm bớt trả nợ hoặc mượn thẻ tín dụng ngân hàng hay mua xe trả góp thì tái lập tài chánh cũng sẽ cắt bớt sự chọn lực của mình.

Ví dụ anh Ben đang thiếu thẻ tín dụng. Anh dùng phương thức tái lập tài chánh giúp anh Ben tạm thời trả món nợ trên nhưng sẽ không giúp cho anh Ben tiết kiệm được tiền và cũng không ngăn chặn anh Ben tích lũy thêm nợ nần, nhất là anh đang gặp khó khăn để trả tiền trả góp cao hơn.

Tái lập tài chánh thì luôn tốn kém, biện pháp tốt nhất là nên dàn xếp với chủ nợ hiện nay để thương lượng và đi đến một phương hướng tốt hơn. Trong trường hợp không được thì quý vị nên tìm đến để gặp một người cố vấn tài chánh.

Quý vị cũng nên xem xét lại hợp đồng của quý vị có phải là lãi suất cố định hay không.

Vì nếu có, quý vị phải trả cho ngân hàng hiện tại một số tiền theo thoả thuận mà quý vị đã ký trước đây.

SBS: Các hình thức tái lập tài chánh- refinance? (hợp nhất các khoản nợ, giám thiểu tiền nợ mua nhà, thay đổi khoản vay và hình thức vay)

Chuyên gia tài chánh Quyên Lê: Trường hợp này được áp dụng nếu quý vị đang có nhiều khoản vay khác nhau.

Ví dụ như quý vị đang có một hợp đồng mua nhà với Ngân hàng ABC với lãi suất 4%/năm với lãi suất linh động. Đồng thời quý vị có một hợp đồng vay mượn thẻ tín dụng khác với lãi suất 10%/năm và một hợp đồng mua xe hơi với lãi suất 6%/năm.

Quý vị có thể hợp nhất các khoản nợ chung và thay đổi khoản vay và hình thức vay duy nhất là qua hinh thức tái lập tài chánh để giảm tiền lãi suất và chỉ trả 4% /năm thay vì phải trả xe và tín dụng cao hơn.
Chuyên viên tài chánh Quyên lê
Chuyên viên tài chánh Quyên lê, giám đốc công ty Finance Group Source: Supplied
SBS: Có những người cho vay chuyên môn nhắm vào những người đi vay mượn gặp khó khăn. Những người cho vay này thường đăng quảng cáo với những khẩu hiệu như là "tín dụng xấu – không thành vấn-đề", và "nhân viên đến tận cửa", “cho vay mua nhà 100%”. Những hình thức này liệu có đáng tin cậy?

Chuyên gia tài chánh Quyên Lê: Theo kinh nghiệm vay tiền của cá nhân Quyên thì các ngân hàng sẽ không cho người vay 100%, ngoại trừ ngân hàng cầm giấy tờ chủ quyền nhà thế chấp căn nhà của họ. Nếu căn nhà đó trả hết nợ, nhưng các công ty quảng cáo như trên thì có thể thấy người cho vay ở đường cùng, vì kỳ hạn món nợ ngắn thông thường 1-2 năm và người vay sẽ trả một lệ phí lớn cho môi giới.

Quý vị sẽ được yêu cầu ký tên vào một tờ khai đó là món nợ đầu tư hoặc kinh doanh nhưng trên thực tế là điều không đúng. Món nợ trên sẽ nhiều hơn sau khi tái lập tài chánh vì có thêm tất cả các lệ phí được cộng thêm vào. Khi món nợ đã gia tăng thì quý vị sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả.

Điều này sẽ đưa đến quý vị quý vị sẽ bị mất căn nhà sau khi trả dứt món nợ vì quý vị chỉ còn lại rất ít tiền.

Quý vị nên đi xin ý kiến cố vấn tài chánh vì như đã nêu trên thì quý vị có thể có khả năng thương lượng với người cho vay hiện tại để đi đến một thỏa thuận cho dù hoàn cảnh của quý vị là hết hy vọng thì có thể biện pháp tốt hơn là bán căn nhà trên thay vì phải tái lập tài chánh và sống trong nhà của mình trong thời gian ngắn mà thôi.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share