Có hơn 1 phần 4 triệu liều vắc xin, lẽ ra được chuyển đến nước Úc, từ nhà máy của AstraZeneca tại Ý.
Thế nhưng trước khi vắc xin có thể được chuyển đi, vẫn còn những trở ngại về pháp lý.
Qui định mới của Liên Âu được đề ra hồi tháng giêng đòi hỏi, việc các nước trong khối Liên Âu chấp thuận vắc xin xuất cảng được sản xuất ở Âu Châu, đến các nước nằm ngoài khối.
Trong một thông cáo, chính phủ Ý cho biết đã quyết định giữ lại số vắc xin, chờ được chấp thuận.
“Lý do đàng sau quyết định nầy, khi bác bỏ yêu cầu của AstraZeneca bao gồm: sự kiện là nước Úc không bị xem là một quốc gia gặp nguy cơ theo qui chế của Liên Âu, ngoài ra số lượng vắc xin khá nhiều trong chuyến vận chuyển nầy, so với số lượng cung cấp từ trước đến nay cho Ý và các nước thuộc Liên Âu khác”, thông cáo của chính phủ Ý.
Đây là lần đầu tiên, một quốc gia đã chận lại việc xuất cảng vắc xin, theo qui định mới.
Được biết đã có 170 yêu cầu đã được chấp thuận, mà không có chuyện gì xảy ra.
Việc kiểm soát xuất cảng được đặt ra, sau khi AstraZeneca kể ra việc chậm trễ trong sản xuất, là lý do vì sao có sự thiếu hụt 60 triệu liều vắc xin vào cuối tháng 3.
Vấn đề sản xuất không chỉ là một khó khăn duy nhất, các dữ kiện của Liên Âu cho thấy, các quốc gia trong khối đã chưa sử dụng khoảng 30 phần trăm của 43 triệu liều, vốn đã được giao trong vùng.
Áo và Đan Mạch đã thành lập Liên Minh để phát triển vắc xin cùng với Israel, sau khi nước nầy đã tiêm chủng 60 phần trăm dân số nước nầy, với liều đầu tiên của Pfizer.
Ba quốc gia sẽ phát động một quỹ nghiên cứu và phát triển, cũng như bắt đầu các nỗ lực chung, để sản xuất vắc xin trong tương lai.
Thủ Tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết, có nhiều điều cần học hỏi qua chương trình tiêm chủng của Israel.
“Tôi có thể tuyên bố nhân danh Bộ Trưởng ngân khố Kurz và chính tôi rằng, chúng tôi rất phấn khởi trước khả năng của Israel trong việc chủng ngừa vắc xin".
"Tôi đứng đây với 2 đồng nghiệp mà chúng tôi cùng nhau chia sẻ quan điểm, đó là việc tiếp cận vắc xin đúng lúc sẽ rất quan trọng cho xã hội của chúng ta trong những năm tháng sắp tới”, Mette Frederiksen.
Còn Thủ Tướng Áo Sebastian Kurz cho biết, việc đình hoãn chấp thuận vắc xin của các nhà điều hành Liên Âu, là một yếu tố khiến cho họ phải tìm các giải pháp khác.
“Chúng tôi quyết định cùng đầu tư vào các nhà máy sản xuất tại Âu Châu và Israel, để nâng cao số lượng vắc xin cung cấp".
"Việc sản xuất nầy liên quan đến nhiều giai đoạn, vì vậy chúng tôi chia công việc với nhau, để mỗi bên chú tâm vào một lãnh vực đặc biệt".
"Chẳng hạn như tại Áo, sản xuất lipid rất cần cho nhiều vắc xin và chuyện nầy đã diễn ra".
"Tôi cũng muốn cảm ơn Thủ Tướng Benjamin Netanyahu và ông Mette Frederiksen về việc cộng tác, bởi vì tôi nghĩ điều quan trọng là làm việc cùng nhau để không chỉ chống lại virus bây giờ, mà còn chiến đấu chống lại các biến thể trong những năm tới”, Sebastian Kurz.
Còn Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu nói rằng, Liên Minh cũng mang lại nhiều ý nghĩa cho nước ông.
“Chúng tôi phải bảo vệ người dân chúng tôi chống lại việc tái xuất hiện của đại dịch nầy, hay các vụ đột biến và chúng tôi muốn hình thành 2 khả năng".
"Chúng tôi nghĩ rằng, bằng cách hợp nhất các tài nguyên, chúng ta có thể đối phó với các thử thách nầy”, Benjamin Netanyahu.
“Đường lối của chúng ta là tìm các tiếp tục phân phối rộng rãi vắc xin và không sử dụng vắc xin như một vũ khí để ảnh hưởng về mặt địa chính trị, như một số nước đã làm”, Josep Borrell.
Được biết cơ quan Điều hành Dược phẩm Âu Châu gọi tắt là EMA, đã phát động việc xem xét vắc xin Spunik 5 của Nga, trước việc chấp nhận loại vắc xin nầy.
Trước đó Liên Âu đã tỏ ra thận trọng trong việc sử dụng vắc xin, vốn giúp cho Nga và Trung Quốc, có những ảnh hưởng về mặt địa chính trị.
Phát ngôn nhân của người đứng đầu Ủy hội Âu Châu là ông Eric Mamer nói rằng, việc xem xét của cơ quan điều hành Âu Châu, sẽ nhắm vào tiêu chuẩn y tế mà thôi.
“Sự phân tích một vắc xin là dựa trên tiêu chuẩn liên quan đến sức khoẻ, liên quan đến sự an toàn và hữu hiệu của vắc xin".
"Không có việc xem xét nào khác hơn điều đó".
"Vì vậy vấn đề địa chính trị không có ảnh hưởng gì đến sự kiện là, tổ chức EMA xem xét đó là vắc xin an toàn hay hữu hiệu không, mà nó dựa trên sự thẩm định của chính vắc xin đó”, Eric Mamer.
Thế nhưng áp lực ngày càng gia tăng, kể từ khi tạp chí y khoa Lancet ấn hành các kết quả hồi tháng 2 cho thấy, Spunik 5 hữu hiệu đến 91.6 phần trăm.
Vài nước thuộc Liên Âu, bao gồm Đức và Tây Ban Nha mới đây tuyên bố rằng, họ sẽ quan tâm đến Spunik 5 nếu được chấp thuận, trong khi Hungary đơn phương chấp nhận việc nầy.
Một chuyến hàng với 280 ngàn liều vắc xin Spunik 5 của Nga đã đến Hungary.
Người đứng đầu văn phòng chính phủ Hungary là ông Gergely Gulyas cho biết, các liều vắc xin nầy sẽ được tiêm chủng, ngay khi cơ quan điều hành của nước nầy chấp thuận vắc xin.
“Vào tuần tới, Hungary sẽ là quốc gia chủng ngừa nhiều nhất trong số các nước Liên Âu".
"Thế nhưng ngay cả tiến độ nầy, cũng không kịp ngăn tránh sự lây lan của virus và đặc biệt là các biến thể mới”, Gergely Gulyas.
Tuyên bố trước Nghị Viện Âu Châu, người đứng đầu ngành ngoại giao của Liên Âu là ông Josep Borrell, thúc giục các nước hãy tránh tình trạng ích kỷ và đặt ưu tiên cho các nỗ lực hợp tác toàn cầu, giống như sáng kiến Covax của Liên Hiệp Quốc, nhằm cung cấp vắc xin cho các nước nghèo khó.
“Đường lối của chúng ta là tìm các tiếp tục phân phối rộng rãi vắc xin và không sử dụng vắc xin như một vũ khí để ảnh hưởng về mặt địa chính trị, như một số nước đã làm”, Josep Borrell.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại