WHO: Năm 2021 không chấm dứt được đại dịch COVID-19

Director General of the WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus

Director General of the WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus Source: AAP

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cảnh cáo, đại dịch COVID-19 có thể không chấm dứt trong năm nay. Mặc dù có những nỗ lực toàn cầu trong việc chủng ngừa, việc lơi lỏng cảnh giác và các giới hạn trong đại dịch, có thể dẫn đến việc gia tăng các ca nhiễm mới hàng ngày, sau khi sụt giảm hồi tháng rồi.


Các vụ lây nhiễm do coronavirus trên toàn cầu đã gia tăng lần đầu tiên trong 7 tuần lễ, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus , Tổng Giám Đốc WHO cho biết.

“Quí vị nhớ lại rằng, tôi đã báo cáo virus trên đà giảm xuống trong 6 tuần lễ liên tiếp".

'Thế nhưng lần đầu tiên vào tuần lễ thứ bảy, chúng ta lại thấy COVID-19 gia tăng tại 4 trong số 6 khu vực, đó là châu Mỹ, Âu Châu, Đông Nam Á và phía đông Địa Trung Hải”, Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Ông nói rằng, đây không phải là chuyện bất ngờ.

“Điều nầy gây thất vọng, thế nhưng không ngạc nhiên và chúng ta tìm cách hiểu rõ hơn về sự gia tăng trong việc lây nhiễm nầy".

"Một số dường như là do lơi lỏng các biện pháp y tế công cộng, tiếp tục sự lây nhiễm các biến thể và mọi người lơ là chuyện cảnh giác".

"Vắc xin giúp cứu mạng người, thế nhưng nếu các quốc gia chỉ dựa vào vắc xin, thì họ quả đã lầm lẫn”, Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Đối với những người hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ dần dần biến mất, tiến sĩ Mike Ryan là người đứng đầu về các Chương trình Khẩn cấp của WHO, có ý kiến khác.

“Tôi nghĩ điều đó thật quá sớm và không thực tế, khi nghĩ rằng chúng ta sẽ chấm dứt virus nầy vào cuối năm nay".

"Thế nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể làm được nếu thông minh, khi chấm dứt sự nhập viện, số tử vong và những thảm kịch liên quan đến đại dịch nầy”, Mike Ryan.

Đại dịch sẽ không biến mất, thế nhưng hy vọng là nó sẽ không căng thẳng như trước.

Trong khi đó, các nỗ lực chủng ngừa cho đến nay đã chứng tỏ, ít nhất là việc nhập viện giảm bớt cùng số tử vong.

Với chương trình Covax chia sẻ vắc xin bắt đầu tại Phi Châu, trưởng khoa học gia của WHO là bà Soumya Swaninathan cho rằng, có thể giai đoạn cao điểm của đại dịch sẽ qua đi vào cuối năm nay.

“Vì vậy chúng ta biết, không thể nào hoàn toàn xóa hẳn virus vào cuối năm nay, thế nhưng chúng ta có thể giảm bớt sự nhập viện, những cái chết và các bệnh nặng".

"Chúng ta có thể làm, nếu mọi người trên thế giới chủng ngừa vắc xin mà vào thời điểm nầy, thế nhưng chúng ta không làm như vậy".

"Vì vậy một lần nữa, chỉ nên ghi nhớ rằng đó là những gì mà chương trình Covax, tức phân phối vắc xin miễn phí cho những nước nghèo, hiện nhắm đến".

"Nếu quí vị chia sẻ vắc xin mà chúng ta có một cách công bằng, để chủng ngừa cho 20 phần trăm dân số, thì chúng ta có thể chấm dứt các kết quả tệ hại từ lúc khởi đầu”, Soumya Swaninathan.

Mặc dù WHO nhấn mạnh rằng các quốc gia không chạy đua nhau, nhưng việc cung cấp vắc xin lại không sẵn sàng tại bất cứ nơi đâu.

Tổng Thống Mexico, Manuel Lopez Obrador cho biết ông thất vọng vì sự chậm trễ và cáo buộc các quốc gia giàu có dự trữ vắc xin.

Ông vẫn chờ đợi câu trả lời từ Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden về việc liệu Mỹ sẽ sẵn sàng giúp đỡ hay không.

“Chúng tôi muốn có câu trả lời về đề nghị mà chúng tôi đưa ra và nếu Tổng Thống Biden xem xét nó, ông sẽ cho chúng ta câu trả lời trong cuộc họp".

"Đó là những gì Mexico đặt ra trước Liên Hiệp Quốc, đó là sự công bằng và không có chuyện tồn trữ vắc xin quá nhu cầu”, Manuel Lopez Obrador.
“Chúng ta không nên có cuộc tranh luận về chuyện đó, rõ ràng là mọi vắc xin đều hữu hiệu cao độ chống lại các bệnh nặng, bảo vệ các bệnh viện và con số tử vong, vì vậy chúng ta nhắm vào việc chủng ngừa nhanh chóng với bất cứ loại vắc xin nào”, Paul Stoffels.
Còn Anh quốc hài lòng với các con số mới về việc chủng ngừa vắc xin, khi đạt được 80 phần trăm trong việc ngăn ngừa những người trên 80 tuổi nhập viện.

Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock ca ngợi quyền lực của khoa học và thúc giục người dân Anh hãy đi chích ngừa.

“Đây là điều hết sức phấn khởi, nó cho thấy sức mạnh của khoa học và những gì có ý nghĩa cho quí vị, là lời kêu gọi hãy đi chích ngừa”, Matt Hancock.

Trong khi đó, Ngoại Trưởng Anh Dominic Raab cho biết ông hy vọng, kết quả tương tự cũng đạt được trên khắp thế giới.

“Mục tiêu là chủng đến 92 phần trăm dân số, những người có nhiều nguy cơ nhất tại nước nầy, được chủng ngừa đến cuối tháng 6. Chúng ta bảo đảm có hàng tỷ liều lượng cho việc đó, là do chúng ta có vai trò hàng đầu tại Anh quốc và trong cộng đồng quốc tế, thế nhưng chúng ta nhìn nhận rằng không ai trong chúng ta được an toàn, cho đến khi mọi người đều được an toàn”, Dominic Raab.

Còn giới chức y tế tại Ấn Độ hiện nới rộng chiến dịch chủng ngừa trong tuần nầy, khi hướng các chú ý đến những người trên 60 tuổi và những người trên 45 nhưng có tiền sử bệnh tật.

Ủy viên Thông tin là ông Samudra Gupta Kashyap kêu gọi, mọi người sẵn sàng để chủng ngừa.

“Tôi may mắn được chích vắc xin, tôi nghĩ nó an toàn và tôi kêu gọi mọi người hãy đi chủng ngừa, để tất cả chúng ta đều được an toàn, rồi chúng ta có thể làm cho xã hội an toàn, cộng đồng cuả chúng ta cũng an toàn nữa”, Samudra Gupta Kashyap.

Trong khi đó tại Mỹ, mức độ tiêm chủng khoảng 22 phần trăm trên dân số 328 triệu người, các chuyên gia kêu gọi hãy có một đường lối thống nhất hơn trong tương lai.

Tiến sĩ Ian Lipkin, chuyên gia về dịch tễ học tại đại học Columbia, cho biết cần có một cơ cấu duy nhất trên thế giới để gia tốc mọi chuyện.

“Chúng ta cần một Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Toàn cầu".

"Đôi khi có một vụ bùng phát dịch bệnh tại một phần của thế giới và lây lan sang một khu vực khác, quả chẳng có ý nghĩa gì khi có nhiều tổ chức như FDA tại Mỹ như vậy".

"Nhờ đó, mọi người không phải trải qua cùng một tiến trình lần nầy qua lần khác, chúng ta cần cộng tác nhau trên bình diện toàn cầu”, Ian Lipkin.

Trong khi đó, trưởng khoa học gia của công ty dược phẩm Johnson and Johnson, là tiến sĩ Paul Stoffels kêu gọi các chính phủ, hãy chủng ngừa bất cứ vắc xin nào có sẵn.

“Chúng ta không nên có cuộc tranh luận về chuyện đó, rõ ràng là mọi vắc xin đều hữu hiệu cao độ chống lại các bệnh nặng, bảo vệ các bệnh viện và con số tử vong, vì vậy chúng ta nhắm vào việc chủng ngừa nhanh chóng với bất cứ loại vắc xin nào”, Paul Stoffels.

Ông hy vọng công ty của ông sẽ có 20 triệu liều vắc xin vào cuối tháng 3 và 100 triệu vào tháng 6, sau khi vắc xin nầy được chấp thuận sử dụng tại Mỹ hồi cuối tuần qua.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share