Cặp vợ chồng ở Rockdale, Joshua McAleer và vợ, Shiela McAleer hôm nay vừa bị kết án vì tội hành hạ người khác như nô lệ, sau khi dụ một phụ nữ Philippines đến Úc, buộc cô ấy làm việc suốt ngày đêm như người giúp việc gia đình tại nhà và cơ sở kinh doanh ở Sydney của họ, bao gồm cả các cửa hàng tạp hóa Kapamilya và quán ăn trên khắp Sydney.
Bà McAleer, bà mẹ ba con thích mua sắm tại các cửa hàng thời trang cao cấp, sẽ bị quản thúc trong vòng 3 năm 3 tháng, với thời gian không tạm tha là 14 tháng.
Ông McAleer đã bị kết án 2 năm 6 tháng nhưng được tại ngoại cho đến khi thẩm phán có thể đánh giá liệu ông có thể chấp hành bản án của mình trong cộng đồng hay không.
Cả hai đã được lệnh phải trả cho nạn nhân tổng cộng 70.000 đô la.
Nạn nhân, không thể xác định được danh tính, đã làm người giúp việc và bảo mẫu, tại nhà của McAleers ở Sydney, và sau đó là cửa hàng tạp hóa và nhà hàng Rockdale của gia đình.
Nạn nhân bị quản lý và mọi hoạt động bị hạn chế bởi cặp vợ chồng này.
Bà ấy phụ thuộc tài chính vào hai vợ chồng và bị đe dọa sẽ gặp nguy hiểm nếu nỗ lực rời đi. Được biết bà đã phải làm việc không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm với tư cách là người quản gia và người trông nom ba đứa trẻ nhà McAleer.
Bà không được tự do ra khỏi nhà khi chưa được phép và buộc phải sử dụng tên giả khi ở nơi công cộng.
Nạn nhân đến Úc vào năm 2013 sau khi bà McAleer trả tiền hộ chiếu và thị thực du lịch ba tháng không cho phép bà được làm việc.
Thẩm phán lưu ý rằng vụ McAleer là một ví dụ hiếm hoi về việc truy tố liên quan đến tội cưỡng bức lao động và chứa chấp một người không phải là công dân hợp pháp, chỉ có một vụ truy tố khác ở Úc cho đến nay.
Giám đốc thám tử Paula Hudson từ Bộ chỉ huy chuyên trách buôn người của AFP cho biết có thể có nhiều trường hợp khác đang chưa bị phát hiện.
"Những trường hợp như hôm nay, thật là kinh hoàng và đau lòng khi đang xảy ra một cách thường xuyên hơn. Mọi người và cộng đồng có thể nghĩ rằng buôn bán người và nô lệ không xảy ra ở Úc nhưng điều gì cũng có thể. Nó đang xảy ra và nó đang diễn ra ở đây trong cộng đồng của chúng ta mà không ai hay biết."
AFP cho biết những trường hợp này thực sự ám ảnh cho các nạn nhân của tội phạm buôn người và nô lệ. Thông điệp của họ tới các nạn nhân rằng luôn có sự trợ giúp và cách thoát khỏi những tình huống kinh hoàng này.
"Thông thường những gì xảy ra là quyền tự do đi lại của họ bị hạn chế, họ bị buộc vào những điều kiện mà họ cảm thấy rằng mình không thể rời đi. Giấy tờ tùy thân hoặc thiết bị liên lạc bị giữ nên họ không thể rời đi."
"Ngoài ra, đôi khi họ có thể bị thao túng để cảm thấy bị rằng họ đang phạm tội và đang bị đe dọa để cố ở lại trong hoàn cảnh đó, vì vậy, đó là một loại tội phạm rất khó khăn đối với những người ở trong những tình huống này."
"Nhưng thông điệp của AFP tới các nạn nhân vẫn đang có thể ở ngoài đó rằng có một lối thoát cho những tình huống khủng khiếp này và chúng tôi sẵn sàng làm điều đó để cứu họ."
AFP cho biết họ đã nhận được 223 báo cáo về nạn buôn người và nô lệ trong năm ngoái, nhưng họ lo ngại con số thực có thể cao hơn nhiều do thiếu báo cáo.
"Năm tài chính trước, chúng tôi đã nhận được 223 báo cáo đến AFP về nạn buôn người và nô lệ. Năm tài chính này, chúng tôi đang theo dõi mức tương tự và cao hơn một chút. Tuy nhiên, trên thực tế, vào năm 2019, Viện Tội phạm học Úc đã phát hành một nghiên cứu về bối cảnh của Úc trong đó tiết lộ rằng cứ một báo cáo và nạn nhân, vẫn có bốn người trong đó chưa được báo cáo. Vì vậy, mức độ thực sự của tình hình ở Úc nhiều hơn những gì được báo cáo cho AFP nên chúng tôi rất ý thức về điều đó."