Hội nghị thượng đỉnh tại Vatican về chuyện lạm dụng tình dục bị cho là một ‘màn trình diễn’

Sex abuse survivors and protestors show banners at the Vatican

Sex abuse survivors and protestors show banners at the Vatican Source: AAP

Những người bị xâm hại tình dục còn sống và gia đình của họ mô tả cuộc họp của tòa thánh Vatican về việc lạm dụng tình dục của các giáo sĩ chỉ là một ‘màn biểu diễn’ mà thôi.


Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã tại Úc nhấn mạnh là giáo hội hiện đẩy mạnh cho mọi chuyện được trong sáng hơn, thế nhưng những người tranh đấu cho vấn đề nầy nói rằng dù thế nào thì cuộc họp thượng đỉnh cho thấy thái độ do dự trong việc thay đổi lề thói che đậy từ trước đến nay.

Cuộc họp thượng đỉnh được mệnh danh là lịch sử, thế nhưng những nạn nhân sống sót sau các vụ lạm dụng tình dục của các tu sĩ tại Úc, cho rằng cuộc họp 4 ngày tại Vatican chẳng có gì mới lạ.

Bà Chrissie Foster có hai cô con gái đã bị một vị tu sĩ hãm hiếp tại trường đạo bậc tiểu học ở Melbourne, bà tin rằng cuộc họp chỉ phí thời giờ mà thôi.

“Với tôi, cuộc họp thượng đỉnh chỉ là một ‘màn biểu diễn’ mà thôi. Họ cần phải nói nhiều hơn về những gì sẽ làm và hiện chẳng làm được thứ gì”.

Bà Foster cho biết, bà đã bị giáo hội bác bỏ chuyện xấu xa nói trên nhiều lần và cuộc họp thượng đỉnh chỉ là một bằng chứng mới nhất của Vatican, về một đường lối ‘chỉ nói mà không làm’.

Bà cho biết, chỉ có hành động liên quan đến việc trình ra các hồ sơ bí mật của giáo hội, về các tu sĩ phạm tội hay dính líu trong việc che giấu các vụ lạm dụng tình dục.

“Tôi chỉ biết thế thôi và không rõ câu trả lời là gì. Họ cần phải trung thực và cởi mở, các tài liệu lưu trữ bí mật của họ phải giao chúng cho cảnh sát trên toàn thế giới. Trao chúng, cải cách chính mình và phải làm điều đúng đắn”.

Một nạn nhân còn sống của vụ xâm hại tình dục và cũng là một người kiên trì tranh đấu, ông Mark Fabbro cũng đổng ý khi cho rằng, việc trình ra các văn khố có thể dọn đường cho công lý có ý nghĩa nhất.

“Tôi không nghĩ đó là cuộc họp thượng đỉnh lịch sử chút nào, mà chỉ là ngôn từ mà giáo hội và Vatican đặc biệt muốn trấn an các tín hữu, cũng như các con chiên tin rằng hiện có những thay đổi cho tốt đẹp hơn".

"Cho đến khi họ bắt đầu việc truy tố những người có trách nhiệm trong chuyện bao che, thì tôi không nghĩ chúng ta sẽ thấy được nhiều sự thay đổi”, Mark Fabbro.

Nỗi hy vọng là việc nầy có thể là kết quả của cuộc họp thượng đỉnh đã bị tan biến, khi Hồng Y Đức là ông Reinhard Marx cho biết, chẳng có hồ sơ nào cả.

“Các tài liệu có thể sưu tập lại những hành vi kinh khủng và nêu đích danh những người chịu trách nhiệm, tất cả đều bị tiêu hủy, hoặc ngay cả chẳng có chuyện thu gom lại chút nào cả”.
"Toàn thể lãnh vực lạm dụng nầy, khiến chúng tôi phải quan sát kỹ lưỡng hơn, những gì chúng tôi đang thực hiện”, Anthony Ranedazzo.
Trong khi đưa ra những lời bình luận nóng bỏng như vậy, Hồng Y Marx yêu cầu nên có thêm sự trong sáng, một điều mà giáo hội tại Úc cho biết cũng đang đẩy mạnh việc nầy.

Phụ tá Tổng Giám mục tại Tổng Giáo phận Sydney, ông Anthony Randazzo nói rằng, ông dự định mang thông điệp đó đến Vatican vào cuối năm nay.

“Chúng tôi hiện hoạt động quyết liệt để bảo đảm rằng, chúng tôi hành động có trách nhiệm tại đây và sẽ có cuộc họp với Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô vào cuối năm, tôi hy vọng sẽ nêu vấn đề đó, cũng như ủng hộ sự trong sáng và cởi mở, về những gì chúng tôi đang hành động”.

Trong lúc cuộc họp thượng đỉnh Vatican tiến hành tại Rome, thì có các ứng viên mới đang học để trở thành tu sĩ tại Sydney, nâng tổng số tu sĩ lên đến 54 vị, vốn là con số cao nhất tại thành phố nầy trong một thập niên qua.

Trong thời gian đầy xáo trộn nầy, Giám mục Anthony Randazzo cho biết, đó là một chỉ dấu hy vọng cho tương lai của giáo hội tại Úc, đặc biệt là nó dọn một con đường mới theo đó các tu sĩ sẽ được huấn luyện kỹ càng.

“Về tiến trình huấn luyện và thành lập thì chúng ta có một bước tiến cụ thể, các giáo sĩ của chúng ta được chuẩn bị rất tốt trong việc chăm sóc cho mọi người".

"Chúng tôi khởi đầu việc thanh lọc và thử nghiệm tâm lý với các ứng viên hay những nhà chuyên môn bên ngoài giáo hội".

"Toàn thể lãnh vực lạm dụng nầy, khiến chúng tôi phải quan sát kỹ lưỡng hơn, những gì chúng tôi đang thực hiện”, Anthony Ranedazzo.

Thế nhưng với những người như bà Chrissie Foster thì dường như cũng chưa đủ, do bà nghi ngờ sẽ không thấy được những đổi thay đầy ý nghĩa, trong suốt cuộc đời của mình.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share