Nước Úc xin lỗi các nạn nhân của vụ lạm dụng tình dục trẻ em

Prime Minister Scott Morrison hugs a child-abuse victim

Prime Minister Scott Morrison hugs a child-abuse victim Source: AAP

Thủ tướng Scott Morrison đọc bài diễn văn xin lỗi trước hàng ngàn nạn nhân của vụ xâm hại tình dục trẻ em.


Hàng trăm nạn nhân tụ tập tại Canberra để nghe bài diễn văn trong đó ông Morrison nói với các nạn nhân rằng mọi người tin tưởng vào các câu chuyện của họ và các cơ sở chăm sóc đã thất bại.

Lời xin lỗi theo sau việc công bố bản phúc trình hồi năm rồi của Ủy ban Hoàng gia về Phản ứng của các Cơ Sở trong vụ lạm dụng tình dục trẻ em.

Lãnh tụ đối lập Bill Shorten cũng lên tiếng xin lỗi các nạn nhân.

Thủ tướng Scott Morrison cho những người sống sót trong những vụ lạm dụng tình dục trẻ em biết rằng, các hệ thống hay cơ sở để bảo vệ cho các em, lại làm cho các em thất vọng.

Ông đặt ra các câu hỏi, trước khi nói lời xin lỗi.

“Tại sao lại mất quá lâu để hành động? Tại sao những chuyện khác lại quan trọng hơn vấn đề nầy, đó là chuyện chăm sóc các trẻ em vô tội? Tại sao chúng ta không tin họ?".

"Hôm nay chúng tôi dám đặt ra những câu hỏi nầy và cuối cùng hiểu được và đương đầu với những tiếng kêu than bị mất đi của trẻ em. Trong khi chúng ta không thể giả vờ để trả lời, thì chúng ta phải rất khiêm tốn để xin lỗi những nạn nhân để được tha thứ và xin họ một lời tha lỗi”.


Sau nhiều thập niên kêu khóc để được giúp đỡ của các nạn nhân và hơn nữa, là những im lặng do những lo ngại là các câu chuyện không thể tin được, nước Úc cuối cùng đã xin lỗi hàng ngàn nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục trẻ em trên toàn nước Úc", Scott Morrison.

Thủ tướng Scott Morrison đã đọc bài diễn văn toàn quốc trước Quốc hội tại Canberra, trong lúc hàng trăm nạn nhân theo dõi.

Lời xin lỗi diễn ra theo sau bản phúc trình thường làm đau nhói con tim của Ủy Ban Hoàng gia Điều tra về các Vụ Lạm dụng Tình dục của các Cơ sở Chăm sóc, nơi nhiều nạn nhân kể lại câu chuyện của họ bị xâm hại.

Lãnh tụ đối lập Bill Shorten tiếp lời Thủ tướng Scott Morrison, với lời xin lỗi của chính ông nhân danh cả nước.

“Chúng tôi xin lỗi về mọi đứa trẻ bị mất đi cuộc đời của các em, mọi cuộc đời bị mất đi".

"Chúng tôi xin lỗi về niềm tin bị mất đi trong những vụ lạm quyền, chúng tôi xin lỗi về những nỗi khốn khổ trong nhiều thập niên qua, đối với những vết thương không bao giờ hàn gắn".

"Chúng tôi xin lỗi về mọi lời kêu gọi giúp đỡ mà chúng tôi đã tai ngơ cùng trái tim cứng rắn".

"Chúng tôi xin lỗi về mọi tội ác đã không được điều tra., mọi tội ác không bị trừng phạu và chúng tôi xin lỗi về mọi lúc mà các nạn nhân không được nghe thấy và không tin tưởng. Nay chúng tôi nghe quí vị và tin vào quí vị”, Bill Shorten.

Lời xin lỗi là một trong 122 đề nghị đã được Ủy ban Điều tra Hoàng gia nêu lên trong bản phúc trình hồi năm rồi.

Cuộc điều tra nhận được hơn 40 ngàn cú điện thoại và 25 ngàn lá thư cũng như email và đã mở ra khoảng 8 ngàn cuộc gặp gỡ riêng tư.

Kết quả dẫn đến hơn 2500 hướng dẫn đến chính phủ và cảnh sát.

Chính phủ liên bang cũng loan báo thiết lập một viện bảo tàng và một trung tâm nghiên cứu toàn quốc, như là một phần của việc xin lỗi.

“Trung tâm nầy sẽ là nơi nâng cao nhận thức và hiểu biết về hậu quả của những vụ lạm dụng tình dục trẻ em, đương đầu với những cấm kỵ, để giúp đỡ hỗ trợ và tìm cách hướng dẫn tốt nhất cho các thực hành về việc huấn luyện và các dịch vụ khác".

"Mọi chuyện nay chỉ mới bắt đầu, hôm nay tôi cũng cam kết thành lập một viện bảo tàng quốc gia, một chính sách về pự thực và một lễ tưỡng niệm, để nâng cao nhận thức và hiểu biết về hậu quả của những vụ lạm dụng tình dục trẻ em“, Scott Morrison.
"Không nghi ngờ gì về chuyện tôi sẽ nhận lãnh và dùng nó trong cách thức có lợi nhất và làm những chuyện cho con cháu tôi mà tôi không thể cho chúng trước đây”, Eric Wheeler.
Ông Morrison nói rằng chính phủ cũng sẽ cam kết về tiến trình thi hành của các đề nghị từ Ủy ban Điều tra Hoàng gia vào mỗi 5 năm.

Một kế hoạch tái xét được khởi động vào ngày 1 tháng 7 với khoảng 60 ngân người sẽ được tiếp cận dịch vụ tham vấn, rồi một khoản tiền bồì thường và một phản ứng trực tiếp như một lời xin lỗi từ cơ sở chăm sóc nếu cần.

Hiệp hội Care Leavers Australia muốn chính phủ hãy bãi bỏ các vụ miễn thuế với các cơ sở từ thiện nào vốn vẫn còn do dự trong việc có tham gia trong chương trình tái xét toàn quốc cho các nạn nhân hay không.

Việc đó sẽ có lợi cho những người như ông Eric Wheeler 80 tuổi đã bị tách khỏi gia đình lúc 9 tuổi, và đặt trong sự chăm sóc tại một ngôi nhà ở thị trấn Coolah thuộc New South Wales.

Ông Wheeler cho biết sau khi bàn với vợ, ông cảm thấy được hàn gắn vết thương lòng trong quá khứ, thế nhưng những kỷ niệm vẫn còn hằn sâu trong tâm khảm.

“Quí vị biết tôi đã nói chuyện với Ủy ban Hoàng gia một vài năm trước về nhiều câu chuyện".

"Tôi cũng kể cho vợ tôi biết nhiều chuyện mà tôi chưa bao giờ kể, tôi kể cho các con tôi nhiều chuyện mà tôi chưa hề kể với chúng trước đây".

"Tôi nói rằng chúng có thể đứng thẳng nơi đây, có thể nói chuyện, có thể làm mọi chuyện mà mình thích, thế nhưng họ không thể cho tôi lại những gì mà họ đã lấy đi".

"Thời thơ ấu của tôi bi mất đi, tôi không bao giờ lớn lên cùng các anh chị mà chỉ lớn lên với những vụ lạm dụng mà thôi”, Eric Wheeler. 

Với kết quả cuả chương trình tái xét, ông Wheeler cho biết ông sẽ hoan nghênh bất cứ khoản bồì thường nào, thế nhưng với số tuổi của ông, dường như chẳng được hưởng lợi trực tiếp về việc nầy.

“Vâng quả là quá trễ để giúp đỡ cho tôi được nhiều, phải không? Bởi vì tôi đã gần 81 tuổi rồi, tôi không biết liệu có còn sống được 2 năm nữa không, tôi chẳng biết nữa".

"Thế nhưng dù thế nào, tôi sẽ tận dụng quãng đời còn lại một cách tốt đẹp, nếu họ cho tôi tiền bồì thường vâng như vậy là đủ công bằng".

"Không nghi ngờ gì về chuyện tôi sẽ nhận lãnh và dùng nó trong cách thức có lợi nhất và làm những chuyện cho con cháu tôi mà tôi không thể cho chúng trước đây”, Eric Wheeler.

Được biết Ủy viên cuả Hiệp hội Trẻ em Toàn quốc là bà Megan Mitchell nói rằng điều quan trọng là nhìn nhận công khai những đau đớn và khổ tâm của họ.

Bà sẽ báo cáo lên Liên hiệp quốc về tiến trình của Úc, theo Hội nghị về Quyền hạn của Trẻ em, bao gồm việc chính phủ làm thế nào để đáp ứng các đề nghị của Ủy ban Điều tra Hoàng gia.

Hiện có khoảng 48 ngàn trẻ em được chăm sóc ngoài gia đình của chúng trên khắp nước Úc.

Quí thính giả muốn tìm kiếm sự hỗ trợ có thể liên lạc với Dịch vụ Hỗ trợ Cộng đồng thuộc Ủy hội Điều tra Hoàng gia ở số điện thoại 1800 025 441 hay đường dây Lifeline ở số 13 11 14.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share