Ông David Hill và hai người anh em trai, trong số hàng ngàn trẻ em bị chuyển sang Úc sau Thế chiến thứ hai, theo chương trình di cư trẻ em được thực hiện cho đến năm 1947.
Đó là một chương trình mà cựu Thủ tướng Anh quốc, ông Gordon Brown gọi là "đầy tủi nhục", trong lời xin lỗi vào năm 2010, đối với các trẻ em tại Anh bị bắt phải di cư sang các nước, như Úc, Tân tây Lan và Canada.
Tại Luân đôn, một cuộc điều tra độc lập về vụ Lạm dụng tình dục Trẻ em, đã bắt đầu các phiên điều trần công khai về kế hoạch di dân trẻ em, có liên quan đến 130 ngàn trẻ em bị gởi ra nước ngoài.
Luật sư trợ giúp trong cuộc điều tra, bà Henrietta Hill tóm tắt những gì đã xảy ra.
"Các chương trình di cư trẻ em là các kế hoạch qui mô, trong đó hàng ngàn trẻ em phần nhiều là các em bị thiệt thòi, nghèo khó, bị bỏ rơi hay được nhà nước chăm sóc, các em được tự động và di cư vĩnh viễn sang những lãnh thổ xa xôi nhất của đế quốc Anh".
Cựu giám đốc đài ABC, ông David Hill và hai người anh em trai, trong số các trẻ em bị gởi sang Úc.
Cả ba được gởi đến trường nông nghiệp Fairbridge tại Molong, thuộc New South Wales.
Ông khai trước Ủy ban điều tra về việc, trẻ em đã trải qua thời thơ ấu chẳng có được một chút tình thương.
"Các trẻ em thuộc nông trại Fairbridge phần lớn chỉ 8 hay 9 tuổi, có một số em mới 4 tuổi, khi được gởi vào trường nông nghiệp Faribridge ở Molong".
"Chúng không bao giờ gặp lại cha mẹ và trải qua thời thơ ấu hoàn toàn không có tình thương, khi chẳng ai choàng một vòng tay ấm áp lên chúng để khích lệ hay sưởi ấm, quí vị sẽ nghe các trẻ em nhỏ tuổi nầy ít được bảo vệ nhất, bị thiệt thòi nhất và bị xâm hại nhiều nhất", ông David Hill nói.
"Họ muốn mọi chuyện bị ném vào sọt rác vì khó có thể đương đầu và bởi vì họ không muốn biết về chuyện nầy vào thời gian đó, thì chẳng có lý do gì mà mọi người cần biết chuyện nầy vào lúc nầy", ông Clifford Walsh nói.
Ông Hill cố gắng đè nén cảm xúc, khi nói về những hy vọng mà cuộc điều tra có thể mang lại.
"Chuyện thứ hai tôi hy vọng cuộc điều tra nầy có thể thực hiện, là gia tăng sự hiểu biết về những hậu quả lâu dài và khổ đau, của những người bị lạm dụng tình dục. Nhiều người không bao giờ phục hồi và luôn luôn bị ám ảnh với tội lỗi, tủi nhục, mất lòng tin, yếm thế, lo sợ và chấn thương về mặt tâm lý".
Ông Hill đã phỏng vấn những người đã trải qua thời gian tại trường Fairbridge và cho biết, ông tin rằng có hơn phân nửa trẻ em, đã bị rất nhiều đau khổ do bị lạm dụng tình dục.
"Tôi có thể nói, khoảng 60 phần trăm trẻ em vào trường nông nghiệp Fairbridge, đều bị lạm dụng tình dục".
"Vâng 60 phần trăm và tôi nghĩ, nếu quí vị xét đến các điều kiện trong các nơi di cư trẻ em khác, tôi có thể do dự nếu con số đó chưa cao bằng, hay cao hơn tại một số nhà dành cho các em trai tại Tây Úc", ông David Hill nói.
Một đứa trẻ khác được gởi sang Úc là ông Clifford Walsh, mô tả bên ngoải phiên điều trần, về việc ông đã gánh nặng những thù hận trong suốt hơn 60 năm.
"Tôi đã sống hơn 60 năm với sự căm hận nầy, họ đã gởi chúng tôi đến một nơi được xem là một địa ngục trần gian, cách Perth 60 dặm".
"Chúng tôi không có cha mẹ, chẳng có người thân và cũng không bíết đi đâu".
"Những kẻ ấu dâm nầy chăc nghĩ rằng họ là chuột sa hủ nếp và việc nầy cần được làm sáng tỏ".
"70, 60 hay 50 năm trước, các chính khách chẳng muốn biết chuyện đó".
"Họ muốn mọi chuyện bị ném vào sọt rác vì khó có thể đương đầu và bởi vì họ không muốn biết về chuyện nầy vào thời gian đó, thì chẳng có lý do gì mà mọi người cần biết chuyện nầy vào lúc nầy", ông Clifford Walsh nói.