Liên hiệp quốc cáo buộc các tướng lãnh quân đội Myanmar có ‘ý định diệt chủng’

Rohingya refugees walk through a camp in Bangladesh

Rohingya refugees walk through a camp in Bangladesh Source: AAP

Liên hiệp quốc cho rằng các chỉ huy quân đội Myanmar phải ra trước tòa sau một phúc trình tìm thấy họ thi hành việc tàn sát tập thể và những vụ vi phạm nhân quyền đối với sắc tộc thiểu số Rohingya mà bản phúc trình gọi là một ‘sự cố tình diệt chủng’.


Sau cuộc điều tra với nhiều khó khăn, phái bộ điều tra sự thực của Liên hiệp quốc đã đưa ra một quyết định chưa từng có là nêu tên các chỉ huy quân đội mà họ muốn thẩm vấn và truy tố.

Sau vụ nầy, Facbook cũng có quyết định chưa có tiền lệ là cấm các lãnh đạo quân sự cao cấp được xử dụng trang mạng xã hội.

Liên hiệp quốc không dùng từ ‘diệt chủng’ một cách nhẹ nhàng.

Đây là một từ ngữ được dùng trong trường hợp cáo buộc có những vụ vi phạm nhân quyền, chống lại người Rohingya tại Myanmar do chính quân đội của nước nầy.

Trong một cuộc điều tra độc lập do Liên hiệp quốc hướng dẫn, họ đã tìm thấy nhiều tội ác chống lại thiểu số người theo Hồi giáo, có thể hội đủ các định nghĩa hợp pháp về diệt chủng.

Cựu Ủy viên về nhân quyền của Úc là ông Christopher Sidoti thuộc phái bộ tìm kiếm sự thực gồm 3 người, cho biết quyết định về ý đồ diệt chủng là rất khó khăn, bởi vì thường không có các bằng chứng rõ ràng.

Tuy nhiên ông cho rằng, toán của ông tìm thấy quân đội rõ ràng đã phối hợp một cách nhịp nhàng trong các vi phạm, tại tiểu bang phía bắc Rakhine.

“Trong trường hợp của Myanmar cũng giống như mọi vụ diệt chủng khác, mọi chuyện khó có được bằng chứng xác thực, thế nhưng đó là trường hợp mà hầu như tất cả những vụ diệt chủng đều phải ra trước tòa, ý định diệt chủng nầy phải phải dính líu từ các trường hợp có liên quan đến".

"Tại Myanmar, có một hệ thống quân giai rõ ràng và không còn nghi ngờ gì về những sự kiện chúng tôi chứng kiến tại Rakhine đã không xảy ra nếu không có giới lãnh đạo quân sự, trước tiên là với sự hiểu biết của các tướng lãnh cao cấp và thứ hai là dước sự kiểm soát hữu hiệu của họ”, Christopher Sidodi.

Đã mất một năm kể từ khi quân đội đàn áp một cách dã man tại Rakhine, khiến cho khoảng 700 ngàn người Rohingya phải lánh nạn sang nước láng diềng Bangladesh.

Hầu hết mọi người nay mòn mỏi trong các tỵ nạn ở Cox’s Bazar, thuộc duyên hải đông nam của nước nầy.

Như một phần của cuộc điều tra, phái bộ Liên hiệp quốc đã đến đó và thực hiện hàm trăm cuộc phỏng vấn các nạn nhân và nhân chứng.

Những nhà điều tra cũng xem xét các hình ảnh từ vệ tinh và các bằng chứng khoa học cùng các chứng cớ khác từ các ngôi làng bị đốt phá tại Rakhine.

Phúc trình được đúc kết trong 20 trang giấy, trong đó kề ra các chi tiết về những vụ giết người, hãm hiếp tập thể, đốt phá hàng trăm làng mạc và bắt làm nô lệ, là những lời buộc tội mạnh mẽ nhất chưa từng có về các bạo động chống lại người Rohingya.

Ông Sidoti nói rằng vị tư lệnh quân đội cũng như 5 tướng lãnh sẽ bị xét xử về các tội trạng.

“Với mọi tình huống, chúng tôi cho rằng mọi liên hệ và mọi sự kiện mà chúng tôi tìm thấy được, cũng như một loạt các sự kiện thực tế khác và với sự chỉ huy chặt chẽ của tư lệnh quân đội, họ phải được thẩm vấn và truy tố”.

Phía quân đội Myanmar luôn luôn bác bỏ chuyện họ nhắm vào những thường dân không võ trang Rohingya và nhấn mạnh rằng, họ chỉ săn lùng các phiến quân Rohingya từ một nhóm mà trong quá khứ, đã mở các cuộc tấn công giết người vào các đồn cảnh sát.
"Vì vậy tôi nghĩ chuyện nầy phải dẹp bỏ mà gần 5 năm sau vẫn tiếp tục, rồi chúng ta nên hành động sớm hơn và chuyện nầy có vẻ kém thành thực”, Jennifer Beckett.
Thế nhưng phúc trình của Liên hiệp quốc cho rằng, hành động quân sự, ‘vượt quá mức độ để đối phó với những đe dọa về an ninh thực sự’.

Phúc trình cũng lên án chính phủ dân sự do bà Aung san suu Chi, vốn được giải Nobel hoà bình, khi cho phép các bài diễn văn thù hận được phát động trên các phương tiện truyền thông, cũng như không bảo vệ các sắc tộc thiểu số.

Thế nhưng nhà phân tích có trụ sở tại Myanmar là ông David Mathieson cho biết, những tìm kiếm của Liên hiệp quốc dường như chẳng có ảnh hưởng lên bà Su Chi.

“Tôi nghĩ rằng một phúc trình rất chi tiết nầy, nên được sự chú ý của vị Cố vấn Quốc gia và buộc bà ta phải thực sự đề cập đến cuộc xung đột, mà bà từ lâu đã đứng bên lề. Không may, tôi không thấy được điều đó và với khả năng của mình, bà sẽ làm bất cứ việc gì có ý nghĩa cho phái bộ tìm hiểu sự thực”.

Giám đốc về chính sách và các chương trình quốc tế, của tổ chức Cứu Giúp Trẻ em ‘Save the Children’ tại Úc là ông Mat Tinkler cho biết, hành động trừng phại phải đến từ cộng đồng quốc tế.

Ông nầy vừa trở về từ các trại tỵ nạn ở Cox’s Bazar và nói rằng, khi xem xét các kinh nghiệm tại chỗ, mà ông nghe được từ những người Rohingya tại đó, ông không ngạc nhiên về bản phúc trình của Liên hiệp quốc.

“Mọi người mà quí vị có tiếp xúc trong các trại ở Bangladesh, đều kể về một câu chuyện hãi hùng tương tự, khiến họ phải lánh nạn sang Bangladesh".

"Vì vậy chúng tôi nghĩ, đó là điều cần thiết cho các nước như Úc và các quốc gia khác hãy đứng lên và nói rằng, những gì chúng tôi thấy được trong bản phúc trình nầy là không thể tha thứ được, không phù hợp với giá trị của chúng ta và chúng ta cần thấy những kẻ chịu trách nhiệm trong vụ”, Mat Tinkler.

Theo sau việc phát hành bản phúc trình, Facebook đã cấm cửa vị tư lệnh quân đội và các lãnh đạo cao cấp khác, trong việc xử dụng trang mạng xã hội.

Công ty nầy hiểu biết rằng, đây là lần đầu tiên họ cấm một nhân vật của quốc gia hay quân đội và nói thêm rằng, đây là một tình trạng rất ‘độc đáo’.

Facebook được biết, đã là diễn đàn cho quân đội và những kẻ quá khích Phật giáo, loan tải các bài viết gây thù hận, cũng như các hình ảnh bốc lửa, chống lại những người Rohingya vô tổ quốc và các sắc tộc thiểu số khác.

Thế nhưng một nhà phân tích về việc điều hành mạng xã hội và những chấn thương từ đó của đại học Melbourne là tiến sĩ Jennifer Beckett cho rằng, bà không có ấn tượng hay quan tâm về chuyện nầy.

“Faceboook đã được cảnh báo từ năm 2013 rằng trang mạng xã hội nầy, đã được dùng như một phương pháp sơ khởi để đưa ra các bài diễn văn thù hận, về việc thực sự tổ chức việc treo cổ và những việc tương tự".

"Vì vậy tôi nghĩ chuyện nầy phải dẹp bỏ mà gần 5 năm sau vẫn tiếp tục, rồi chúng ta nên hành động sớm hơn và chuyện nầy có vẻ kém thành thực”, Jennifer Beckett.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share