Cao Ủy Tị Nạn LHQ: tình hình ở Nauru còn tồi tệ hơn trại tị nạn người Rohingya

Two refugees on Nauru departing to the US

Two refugees on Nauru departing to the US Source: AAP

Giám đốc Cao ủy tị nạn Liên Hợp Quốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Indrika Ratwatte sau chuyến thăm trung tâm giam giữ Nauru đã chỉ trích mạnh mẽ các chính sách giữ người tầm trú ngoài khơi Úc đối với người tị nạn trong buổi trả lời phỏng vấn với các phóng viên tại Canberra.


Indrika Ratwatte là quan chức cao cấp nhất của Liên Hiệp Quốc trực tiếp đi xem các trại chờ thanh lọc của Australia đặt ngoài lãnh hải để xét duyệt tính hợp pháp của người tị nạn ngay.

Ông Indrika Ratwattelà dùng từ damning - kinh khủng để nói về các trại này.

Ông Ratwatte nói rằng tình trạng của một số người tị nạn ở Nauru còn tồi tệ hơn 700.000 người tị nạn Rohingya trong cuộc chạy trốn từ Myanmar sang Bangladesh để tránh bị giết trong một "thanh lọc sắc tộc" như cách LHQ gọi về cách quân đội Myanmar đối xử với người Rohingya.

Tôi đã đi tới một số nơi đang ở trong những tình trạng khẩn cấp trong những năm vừa qua. Gần đây nhất là ở Bangladesh nơi đang có một triệu người tị nạn vượt biên từ Myanmar, và thấy các điều kiện ở đây phải nói là rất thê thảm, đặc biệt là vấn đề sức khoẻ tinh thần.

"Các bác sỹ tâm thần và nhiều người khác đều nói rằng đây là một trong những nơi mà con người ta chịu đựng sự căng thẳng và chấn thương tâm thần cao nhất ".

So sánh tình trạng của người Rohingya với những người trên đảo Nauru, Ông Ratwatte nói khoảng 40 trẻ em trên Nauru từ lúc sinh ra đến giờ chỉ sống trong trại và chỉ biết một đời sống bị giam giữ và 50 em khác đã ở lại đó một nửa thời gian của cái tuổi của mình.
Và ông nói rằng việc giam giữ người dân trên Nauru đang dẫn đến việc chia lài họ với gia đình.

"Tôi đã nhìn thấy một cô bé 14 tuổi cùng với cha cô ở Nauru, còn mẹ và anh chị em của cô đang ở Úc để điều trị y tế. Cô bé này ở trong tình trạng bị kích động , cô nhốt mình ở trong phòng nhiều tháng nay, không tắm rửa và tinh than căng thẳng và đầy thương tổn. Những tình huống như thế này cần phải được tránh.

Tuần trước, một cậu bé 10 tuổi đang sống trên Nauru được báo là tự sát và đã được vận chuyển tới Úc để chăm sóc y tế, bât kể lời kêu gọi trước đó của Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton đã lên tiếng rằng nên để cho cậu ta ở lại đảo để chăm sóc dù trên đảo Nauru không có đủ điều kiện cho việc chăm sóc sức khoẻ thích hợp.
"Mặc dù có quan điểm cho rằng đây là một chính sách nhằm để cho mọi người tránh khỏi sự nguy hiểm và chết chóc trên biển, nhưng chúng ta cũng cần phải đảm bảo cách tiếp cận đó không dẫn đến việc các cá nhân cuối cùng bị hại khi họ đã ở trên đất liền."
Ông Ratwatte nói rằng tình trạng tự sát thương và tự sát phản ánh tình trạng tại trung tâm giam giữ.

"Không ai muốn bị ở trong tình trạng như vậy để rồi tìm cách tự giải thoát, đặc biệt là đối với trẻ em. Việc nuốt dao cạo và uống thuốc quá liều không phải là những thứ mà các em làm. Thứ các em cần là được an toàn được bảo vệ và được đối xử một cách có nhân phẩm. "

Ông Ratwatte nói rằng ông hiểu quan điểm của chính phủ Úc cho rằng giam giữ ở nước ngoài nhằm ngăn ngừa tử vong trên biển nhưng Úc cũng vần có trách nhiệm với số phận con người khi họ đang ở trên đất liền.

"Chúng ta phải cố gắng hết sức để đưa những người tị nạn thoát khỏi tình cảnh này, và mặc dù có quan điểm cho rằng đây là một chính sách nhằm để cho mọi người tránh khỏi sự nguy hiểm và chết chóc trên biển, nhưng chúng ta cũng cần phải đảm bảo rằng cách tiếp cận đó không dẫn đến việc các cá nhân cuối cùng bị hại đến bản thân khi họ đã ở trên đất liền. "
Một nỗ lực mà chính phủ đã thực hiện để đưa những người tị nạn ra khỏi các trung tâm thanh lọc ngoài khơi có thể kể đến thảo thuận đã ký vào năm 2016 với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho việc tái định cư người tị nạn.

Khoảng một trăm người tị nạn đã được tái định cư ở nước này từ thỏa thuận đã ký.

Tuy nhiên, ông Ratwatte nói ông muốn thấy nhiều hành động hơn, như xem xét lại việc New Zealand từ chối đề nghị của Úc yêu cầu nước này nhận 150 người tị nạn từ trung tâm giam giữ Manus Island.

"Trong lúc chúng tôi có được chút tự tin từ bản thỏa thuận giữa chính phủ Hoa Kỳ và Úc về việc tái định cư cho một lượng đáng kể người tị nạn thì đồng thời chúng tôi vẫn còn khoản một ngàn người tị nạn khác đang cần tìm giải pháp cho họ. "

Các nhận xét của ông Ratwatte khi Peter Dutton kêu gọi chính phủ chú ý tới một số nông dân da trắng ở Nam Phi.

Ông Dutton nói rằng các nông dân da trắng ở Nam Phi đang phải đối mặt với sự khủng bố, do bị bạo lực tăng cao liên quan đến việc phân phối lại đất đai.
Ông Ratwatte nói rằng sự bảo vệ cần được dành cho những người "thực sự dễ bị tổn thương."

"Theo quan điểm của UNHCR, chúng tôi khuyến khích các cơ hội tái định cư dành cho người tị nạn và cho những diện nhân đạo, những trường hợp cần được cứu xét thì không nên để bị ảnh hưởng bởi những quyết định di trú này, những người thực sự dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ và giải quyết là những điều cần được bảo vệ cho họ . "

Úc có một lịch sử lâu dài về nhận người tị nạn và dự kiến sẽ viện trợ nhân đạo gần 400 triệu đô la trong năm tài chánh 2017-18.

Ông Ratwatte đang kêu gọi chính phủ đừng cắt giảm những con số này.

"Nhìn vào lịch sử thì Úc đã có truyền thống lâu đời trong việc hỗ trợ người tị nạn, các chương trình nhân đạo trên toàn cầu, điều cực kỳ quan trọng là truyền thống mạnh mẽ đó sẽ thắng thế."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share