Chính phủ bác bỏ phúc trình của Ăn Xá Quốc Tế về chuyện Nauru

Ông Michael Pezzullo thuộc Bộ Di Trú

Ông Michael Pezzullo thuộc Bộ Di Trú Source: AAP

Thủ tướng Malcolm Turnbull bác bỏ cáo buộc của Ân xá quốc tế cho rằng, người tầm trú ở Nauru hiện ở trong tình trạng có thể được xem là bị tra tấn.


Người đứng đầu Bộ Di Trú cũng chối bỏ các cáo buộc và cho biết việc nầy khiến ông cảm thấy bị xúc phạm.

cáo buộc, có đến 400 người tầm trú trên các tàu thuyền đến Úc nay bị giam giữ tại , họ đã tìm các tự tử trong các điều kiện sinh sống như trong tù, trong lúc đối diện với thời gian giam giữ vô hạn định.

Tổ chức nầy cho biết các khám phá của họ, trong một bản phúc trình có tên là , dựa trên cả về việc nghiên cứu trên bàn giấy và khảo sát thực địa ở Nauru, giữa tháng 7 đến tháng 10 năm nay.

Ân xá quốc tế mô tả, chương trình cầm giữ là chế độ có hệ thống, nhằm bỏ mặc và tàn ác.

Thủ tướng Malcolm Turnbull cực lực  bác bỏ các cáo buộc, trong một cuộc phỏng vấn của đài ABC.

"Tôi hoàn toàn phản đối cáo buộc đó, nó hoàn toàn sai lạc. Cam kết của chính phủ Úc là chuyện cảm thông và vấn đề nầy đã chứng minh một cách mạnh mẽ".

Người đứng đầu cơ quan Di trú và Bảo vệ Biên giới, ông Michael Pezzullo cũng bác bỏ thẵng thừng các cáo buộc.

"Tôi bác bỏ cả về việc nhân danh bộ của chính tôi và về cách thức giải thích chương trình của chính phủ liên quan đến vấn đề nầy".

"Đó không phải là lập trường của chính phủ Úc, cũng chẳng phải là lập trường của bộ nầy là chúng tôi coi thường bất cứ luật lệ nào, quốc tế hay quốc nội". Ông Michael Pezzullo.

Còn chính phủ Nauru không trả lời trực tiếp, về bản phúc trình của Ân xá quốc tế, thế nhưng lại chỉ trích phóng sự truyền hình của đài ABC, cho rằng đã đưa ra các cáo buộc tương tự và tường thuật lời các trẻ em ở Nauru.

Theo chính sách di trú cuả Úc, người tầm trú bị ngăn chận khi tìm cách đến Úc bằng tàu thuyền, sẽ bị gởi đến thanh lọc tại một trại ở Nauru, hay trên đảo Manus của Papua tân Guine, và những người nầy không được định cư tại Úc.

Chính phủ nhấn mạnh là họ tìm cách thuyết phục mọi người, không nên liều mình trong các chuyến hải hành nguy hiểm.

"Lập trường của Ân xá quốc tế là khá rõ ràng, rất kiên định và tôi nghĩ, là hơi khoa trương về một số vấn đề. Tôi đã không đồng ý với Ân xá quốc tế, khi họ bắt đầu bênh vực cho những can phạm giết người tại Mỹ, vài năm trước đây". Thượng nghị sĩ độc lập Derryn Hinch.


Thượng nghị sĩ độc lập Nick Xenophon nói rằng, chính phủ phải cân bằng vấn đề.

"Điều quan trọng là ông ngăn chận làn sóng tàu thuyền đến nước nầy. Thế nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta phải trở nên nghiêm khắc và dữ tợn về chuyện nầy. Điều quan trọng là phải bảo vệ cho nhân quyền cho họ".

Còn Thượng nghị sĩ độc lập Derryn Hinch, lại đặt nghi vấn về mức độ khả tín của bản phúc trình của Ân xá quốc tế.

"Lập trường của Ân xá quốc tế là khá rõ ràng, rất kiên định và tôi nghĩ, là hơi khoa trương về một số vấn đề. Tôi đã không đồng ý với Ân xá quốc tế, khi họ bắt đầu bênh vực cho những can phạm giết người tại Mỹ, vài năm trước đây".

Chính phủ Malcolm Turnbull tìm cách tổ chức việc định cư cho những người tầm trú tại các quốc gia khác, thế nhưng cho đến nay, nước Úc chỉ đạt được một thỏa thuận với Cam Bốt, một chọn lựa cho thấy không hấp dẫn với người tỵ nạn.

Nước Úc cũng đối phó với áp lực giải quyết trung tâm tạm giam tại Papua tân Guine, gồm 823 người.

Hồi tháng 4, Tối cao Pháp viện nước nầy ra lệnh đóng cửa trại.

Thủ tướng Malcolm Turnbull từ chối bình luận, việc thảo luận với các quốc gia khác, về việc định cư những người tỵ nạn.

Việc nầy diễn ra, khi nước Úc đồng ý nhận những người tỵ nạn từ vài quốc gia Trung Mỹ, như Honduras, El Salvador và Guatemala, khi họ tỵ nạn tại Costa Rica.

Bộ Di Trú cho Quốc hội biết, chưa có người tỵ nạn nào đến nơi, thế nhưng họ có thể bắt đầu đến đây vào bất cứ giờ phút nào.

Bộ nói rằng vẫn chưa có quyết định, là chương trình nầy sẽ kéo dài bao lâu.





 

 


Share