Cáo buộc hành hung tại Nauru là 'vấn đề của chính phủ Nauru'

The Iranian asylum seeker who says he was attacked with a machete on Nauru.

The Iranian asylum seeker who says he was attacked with a machete on Nauru. Source: Supplied

Bộ Di trú Úc cho biết họ không có bình luận gì hơn về hành động tấn công nhằm vàp một người tị nạn Iran tại Nauru ngoài việc cho rằng đó là việc của chính quyền tại đảo quốc này.


Liên minh vì Người Tị nạn, nói rằng hai cư dân Nauru đã đánh vào đầu 1 người Iran 34 tuổi hồi cuối tuần, làm cho nạn nhân bị chấn thương và phải khâu 8 mũi.

Nhưng cảnh sát Nauru đã cáo buộc người tị nạn này vì tội bịa chuyện để lôi kéo giới truyền thông.

 Ông Ian Rintoul thuộc Liên minh vì người Tị nạn cho biết một người Tị nạn Iran đã bị tấn công 1 cách dã man vào tối thứ 7 tuần trước.

"Hai người đàn ông Nauru thực sự đã tấn công một người Iran bằng dao mã tấu, đường chém làm tét đỉnh đầu của nạn nhân, và rồi 2 kẻ tấn công đã phóng xe gắn máy đi mất.

“Nhưng cái đáng lo ngại hơn là vào buổi chiều ngày hôm sau,chính hai kẻ tấn công đã quay lại tấn công ngôi nhà mà nạn nhân đang sống cùng người vợ.

“Các nạn nhân phải tìm vật che chắn cho họ ngay trong ngôi nhà.

“Đó là một vụ việc rất đáng xấu hổ, nhưng lại trở thành điều bình thường trên hỏn đảo Nauru nảy.

“Chuyện này xảy ra cùng lúc chúng tôi chứng kiến sự gia tăng của các cư dân Nauru tay lăm lăm dao, đe dọa mọi người, ví dụ trường hợp những người đàn ông độc thân sống trong trại giam tạm thời. "

Ông Ian Rintoul nói các nhân viên công lực Nauru đã có mặt ngay tại hiện trường hôm chủ nhật, tuy nhiên họ không làm gì nhiều để trợ giúp các nạn nhân.

"Họ hoàn toàn vô dụng, Họ đã có mặt ở hiện trừơng, nhưng phải khoảng chừng một tiếng rưỡi sau khi sự việc đã xảy ra.

“Họ nói với 2 vợ chồng nạn nhân rằng họ không thể làm gì để giải quyết việc này.

“Đó chính xác là những gì cảnh sát nói trong rất nhiều các trường hợp khác.

“Kể cả trường hợp khi các nạn nhân có thể chắc chắn nhận diện được hoặc yêu cầu nhận diện việc có cư dân Nauru tham gia vào thì lực lượng cảnh sát cũng tỏ ra không mấy quan tâm.

“Không hề có việc họ điều tra các kẻ gây án, nó như mọi thứ khác, đặc biệt là khi có cư dân Nauru dính líu vào các vụ việc kiểu như vậy."

Tuy nhiên, cảnh sát Nauru lại cáo buộc người tị nạn bịa đặt ra vụ tấn công bằng mã tấu này để mà lôi kéo sự quan tâm của giới truyền thông.

Lực lượng cảnh sát cho là họ đã phản ứng ngay khi nhận được tố cáo nhưng người đàn ông là nạn nhân này đã từ chối cho các nhân viên công lực kiểm tra tình trạng sức khoẻ và không hợp tác cho việc điều tra. 

Họ nói không có bằng chứng rõ ràng cho thấy có bất kỳ vụ tấn công nào.

Luật sư Anna Brown thuộc Trung tâm luật nhân quyền cho hay luật pháp và kỷ cương ở Nauru đang hoàn toàn xuống dốc vậy mà chính phủ Úc lại tiếp tục gửi người tị nạn đến đó.

“Tôi nghĩ chúng tôi có thể nói rằng, tôi có những mối lo lắng thật sự về vấn đền an ninh trên đảo Nauru.

“Chúng tôi đã thấy rất nhiều báo cáo nối tiếp nhau, rồi lại các cáo giác nối tiếp nhau về xâm hại tình dục.

“Những người đàn ông bị hành hung khi họ ra đường, tất cả nững thứ đó tạo thành hình ảnh đáng lo lắng, vậy mà Úc vẫn tiếp tục đưa người tị nạn đến nơi đó."

Tình trạng bất an mới nhất tiếp theo sau những lo ngại gần đây về việc hai người Iran tầm trú đồng tính bị đánh đập ngay trên đảo Nauru.

Ngoại trưởng Úc Juile Bishop gần đây đã tiết lộ ra một kế hoạch khả dĩ với Iran để đưa các công dân Iran xin tầm trú nhưng rớt thanh lọc trở về nguyên quán của họ.

Luật sư Anna Brown từ Trung tâm luật nhân quyền đang đại diện cho hai nạn nhân đồng tính cho rằng đưa họ trở về Iran không phải là một giải pháp.

"Thật vô cùng nguy hiểm nếu để họ trở về Iran, vì họ có khả năng sẽ bị hành quyết vì là người đồng tính."

Trong khi đó, bộ trưởng giáo dục Nauru, Charmaine Scoty đã bảo vệ cho các trường đang nhận trẻ em tầm trú.

Bà Scotty lên tiếng sau việc rò rỉ 1 đoạn video trong đó các em nói chúng bị các thầy cô giáo đánh đập và bị các học sinh khác ăn hiếp .

"Tôi cũng có đọc trên báo chí Úc, họ nói trong 1 số trường hợp việc bạo hành trẻ em được chính phủ cho phép, điều đó hoàn toàn không đúng sự thật, đó là sỉ nhục chúng tôi, sỉ nhục người dân Nauru, sỉ nhục bộ giáo dục Nauro."

Bà Scotty nói rằng Nauru có tên trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền của trẻ em. 

Mohammad Ali Baqiri, sinh ra tại Afgahnistan, đã mất ba năm trong trung tâm giam giữ. Mohammad cho biết điều kiện sinh sống khó khăn trong tinh thần bài di dân đang lên cao.

"Thường xuyên có chuyện xảy ra, thường xuyên có những vụ ẩu đả.

“Các em tuyệt đối không được tranh luận trong trường."

 Bộ Di trú và bảo vệ biên giới từ chối đưa ra bình luận về bất kỳ vấn đề gì được nêu trong bài tường thuật này, ngoài việc cho rằng đó là chuyện của chính phủ Nauru.

 

 

 

 

 

 

 


Share