Vấn đề gây chia rẽ trong chính trường Úc là chuyện khí hậu, cũng là chủ đề được bàn đến trong Quốc hội Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ Cory Booker tuyên bố trước đồng nghiệp Dân chủ khi kêu gọi phải có hành động
“Tôi nói với quí vị, đây là thời điểm đạo đức ở Mỹ".
'Chúng ta sẽ bị đánh giá bởi các thế hệ chưa được sinh ra và phải nắm lấy thời điểm này, nó là một khoảnh khắc cần phải nắm bắt ngay cho đất nước chúng ta”, Cory Booker.
Được biết Tổng Thống Mỹ Joe Biden cũng đối phó với những chia rẽ về khí hậu, thế nhưng ông sẽ tham dự cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc tại Glasgow, để cam kết cắt giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức bằng không vào năm 2050.
Hiện nay một trong các nhà ngoại giao cao cấp tại Canberra, tham vụ tòa đại sứ Mỹ nay còn gọi là tham tán là Mike Goldman nói rằng, nước Úc đối diện với các chỉ trích tại cuộc họp thượng đỉnh.
“Hai quốc gia chúng ta có nhiều điểm tương đồng về mức độ trách nhiệm. Hơn nữa là một thành viên của G20 và là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới, vị trí của nước Úc sẽ được ghi nhận không chỉ chúng tôi mà cả Liên Âu và cả giới lãnh đạo tại Bắc kinh".
"Rõ ràng là có những phí tổn phát sinh nếu không hành động”, Mike Goldman.
Ông cho biết bằng cách cam kết lượng khí thải là số không vào năm 2050 từ Thủ Tướng Úc, chỉ là con số tối thiểu, trong khi hành động mạnh mẽ để cắt giảm thán khí bằng không vào năm 2030, mới là điều quan trọng.
“Vấn đề là vào năm 2049, nếu quí vị không quyết định một cách ổn thỏa, thì chúng tôi sẽ đóng cửa mọi thứ và đi đến thải khí bằng không trong vòng một năm, do cần phải có tất cả các bước sơ khởi".
"Những bước sơ bộ đó được thực hiện tốt hơn trong những năm đầu của thập niên này, so với những năm 2040".
"Vì vậy, chúng tôi đang tìm kiếm với tham vọng gia tăng và điều đó hoàn toàn phù hợp với những gì Paris kêu gọi”, Mike Goldman.
Nhận xét này trùng hợp với một báo cáo của Hội đồng Khí hậu Úc, đã xếp hạng các quốc gia phát triển về hiệu suất và cam kết cắt giảm khí thải.
Trên các căn bản đó, Vương quốc Anh, Thụy Sĩ và Thụy Điển là những quốc gia phát triển có thành tích tốt nhất.
Ở phía dưới, Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 23 chung cuộc, trong khi Úc xếp cuối cùng ở vị trí 31, sau New Zealand.
Hội đồng cũng xếp hạng các nước phát triển về khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Úc được xếp hạng cuối cùng, với Canada.
Giáo sư Lesley Hughes là một nhà khoa học khí hậu người Úc tại Đại học Macquarie.
“Nước Úc hoàn toàn nằm ở vị trí dưới đáy của hiệp ước quốc tế, liên quan đến hành động về khí hậu”, Lesley Hughes.
Trong khi đó Tổng Trưởng Năng lượng và Giảm phát thải Angus Taylor đã nói với đài SBS rằng, những phát hiện của Hội đồng là ‘sai lầm và hoàn toàn rác rưởi’, vì báo cáo loại trừ lượng khí thải liên quan đến việc sử dụng đất và lâm nghiệp, vốn đã giảm.
Trong một tuyên bố, ông nói: ‘Loại trừ các nguồn cắt giảm khí thải để phù hợp với câu chuyện có động cơ chính trị, như Hội đồng Khí hậu đã làm, cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với Thỏa thuận Paris hoặc khoa học khí hậu’.
‘Chúng tôi sẽ tiếp tục tính đến tất cả các nguồn phát thải và cắt giảm cho mục tiêu Paris 2030 của chúng tôi, như các bên phát triển lớn khác bao gồm cả Liên minh châu Âu’.
Trong thời gian chất vấn, Thủ tướng Scott Morrison tỏ ra bảo vệ về vấn đề này.
“Thưa ông Chủ tịch, theo chính sách của chúng tôi thì việc thải khí đã giảm hơn 20 phần trăm so với mức của năm 2005, vốn cao hơn Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada và hơn cả New Zealand".
"Theo chính sách của chúng tôi, mức thải khí hiện giảm xuống và công việc gia tăng”, Scott Morrison.
"Chúng ta hy vọng họ sẽ hành động nhanh chóng”, Lesley Hughes.
Thế nhưng giáo sư Hughes cho biết, các dữ kiện hiện quá phức tạp.
“Đây là vấn đề do việc khai quang đất đai đã giảm bớt, khí thải từ việc khai quang giảm xuống".
"Tuy nhiên kể từ năm 1990, mức khí thải do sản xuất điện năng đã gia tăng hơn 30 phần trăm và thải khí do giao thông tăng hơn 50 phần trăm".
'Vì vậy nếu tổng hợp mọi thứ, nước Úc rõ ràng không giảm bớt thải khí theo cách thức mà chúng ta nên làm”, Lesley Hughes.
Được biết phúc trình loại trừ các quốc gia đang phát triển, như đã được đồng ý của OECD, bao gồm quốc gia giàu dầu hỏa là Ả rập Saudi và quốc gia phát thải khí nhiều nhất thế giới là Trung Quốc.
“Tuy nhiên Trung Quốc sẽ đạt mức thải khí bằng không vào năm 2060, họ cho biết do phải tài trợ cho việc dẹp các dự án than đá trên toàn cầu, vì vậy họ đang thực hiện việc nầy".
"Họ cũng là nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới về năng lượng tái tạo đặc biệt là điện từ gió".
'Do đó Trung Quốc sẽ được quan sát chặt chẻ tại cuộc họp COP sắp tới".
"Chúng ta hy vọng họ sẽ hành động nhanh chóng”, Lesley Hughes.
Được biết hành trình của Úc trong việc giảm bớt thán khí cũng được quan tâm, trong lúc cuộc họp thượng đỉnh COP-26 chỉ còn 10 ngày nữa sẽ bắt đầu.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại