Nền văn hóa du mục tại Kenya bị biến đổi khí hậu đe dọa

Kangalitai villagers dancing and singing

Kangalitai villagers dancing and singing Source: AP

Các cộng đồng du mục tại Kenya cho biết nền văn hóa du canh của họ nay mai sẽ biến mất. Những hiện tượng thời tiết không thể tiên đoán ngày càng gia tăng do biển đổi khí hậu, khiến họ phải từ bỏ cuộc sống du mục để chấp nhận lối sống định cư canh tác.


Tại làng Kangalitai thuộc thị trấnTurkana ở xứ Kenya thuộc Phi Châu, vũ điệu truyền thống diễn ra để chào mừng một ngày hoạt động mới.

Thế nhưng hôm nay dân làng không tổ chức màn múa gậy để lùa gia súc, thường kế tiếp vũ điệu nói trên.

Thay vào đó, họ cầm các dụng cụ nhà nông như cuốc sẻng để sẵn sàng bắt đầu công việc khi vũ điệu kết thúc.

Đây là sự thay đổi lớn lao và theo bộ lạc nầy cho biết, đó là một cú sốc trong cuộc đời của họ.

Người nông dân tại Kangalitai là ông Lokale Ekitowou vào thời điểm nầy trong năm, ông thường chăn gia súc ở đâu đó giữa cánh đồng Turkana và West Pokot.

Thế nhưng hôm nay ông làm cỏ trong trang trại của mình và nay mai vụ mùa thu hoạch bắp sẽ đến.

“Do hạn hán xảy ra ờ những vùng đồng cỏ truyền thống, chúng tôi phải lấn sang một ngôi làng kế cận".

"Họ đánh đuổi chúng tôi trong một vụ đọ súng, trong đó chúng tôi mất hết gia súc và bạn bè tôi bị bắn chết".

"Vì vậy tôi quyết định trở lại nhà, nơi tôi bắt đầu làm mùa vì thời tiết không còn giúp cho cỏ mọc tươi tốt và thời tiết ít mưa, chỉ có thể đủ cho một vài vụ mùa trong khu vực mà thôi”, .Lokale Ekitowou

Còn tại huyện Kajiado, ông Maiyani Melonye đang chăn dắt mục súc.

Ông trưởng thành tại một vùng giữa bình nguyên Maasai Mara và những rặng đồi Oldonyo Sabuk, một mảnh đất hơn 300 kí lô mét vùng đồng cỏ Savanna.

Ông tin rằng chính ông là thế hệ sau cùng, còn sống với cuộc đời du mục truyền thống của bộ tộc Maasai.

“Từ cách thức mà thời tiết trở nên không thể tiên đoán được, con cái chúng tôi sẽ không bao giờ sẽ sống tương tự như chúng tôi, theo cách thức mà chúng tôi được nuôi dưỡng trong việc tìm kiếm các đồng cỏ cho gia súc".

"Chúng sẽ chỉ biết có ngôn ngữ chứ không bao giờ hiển được truyền thống của người Maasai”, Maiyani Melonye.

Trong khi đó Mercy Crops là một tổ chức viện trợ nhân đạo nhằm giúp đỡ các cộng đồng gặp nhiều khó khăn, để có thể thích hợp vào thời điểm xảy ra nhiều thay đổi.

Ông Hussein Noor, giám đốc của tổ chức nói rằng biển đổi khí hậu đã chấm dứt truyền thống du canh của họ.

“Với biển đổi khí hậu, tôi nghĩ việc nầy có thể bắt đầu cho sự chấm dứt chế độ du canh ở Phi Châu, như chúng ta biết trong nhiều năm qua".

"Chúng ta không còn lệ thuộc vào hệ thống mưa mùa theo truyền thống".

"Lượng mưa càng ít đi thì hệ thống du canh càng gặp nhiều nguy hiểm, sản lượng ngày càng ít đi, cả về gia súc lẫn đất đai".

"Rồi trong nhiều năm nữa, tôi nghĩ chúng ta có thể mất đi truyền thống Phi Châu mà chúng ta có ngày hôm nay”, Hussein Noor.
“Tôi nghĩ nếp sống du canh đại diện cho chúng tôi, đó là một bản sắc là một nền văn hóa mà chúng tôi thực sự cần chắc chắn rằng, nó sẽ tồn tại cho thế hệ tương lai nữa”, Hussein Noor.
Được biết tổ chức nầy hiện kêu gọi các chính phủ và những cơ quan liên hệ, hãy giúp họ duy trì văn hóa truyền thống du mục, hơn là để cho biển đổi khí hậu làm hủy hoại.

Tổ chức nầy mong muốn các đồng cỏ truyền thống được bảo vệ, nhằm kiểm soát những người chăn nuôi, không xâm phạm các khu định cư đã được dựng lên.

"Chuyện đó không dễ dàng như nhiều người nghĩ, trong đầu là chuyện du canh và chăn nuôi gia súc, khi phải di chuyển từ nơi nầy sang một nơi khác và chúng tôi hài lòng với chuyện đó".

"Những gì chúng tôi cần suy nghĩ hiện nay, là làm thế nào để có thể biến cuộc sống có thêm các sáng kiến khi đối diện với biển đổi khí hậu, rồi chống lại để có các biện pháp thay thế chỉ mang lại thêm khó khăn, thay vì là một phần của giải pháp”, Hussein Noor.

Như vậy số phận của truyền thống ngàn đời của người dân Maasai nằm trong sự cân bằng và đối với nhiều người, còn có nhiều ý nghĩa hơn là chấp nhận các phương pháp nông nghiệp.

“Tôi nghĩ nếp sống du canh đại diện cho chúng tôi, đó là một bản sắc là một nền văn hóa mà chúng tôi thực sự cần chắc chắn rằng, nó sẽ tồn tại cho thế hệ tương lai nữa”, Hussein Noor.

Âm thanh chăn dắt những đàn mục súc, vốn là một phần của truyền thống Maasai trong nhiều thế kỷ, có thể trong nay mai chỉ còn là một hồi ức mà thôi.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share