Từ thu nhập 300.000 đô một năm đến mức phải bán nhà: Một gia đình Úc rơi vào cảnh thiếu ăn

Richard Byers is selling what remains of his gardening business at discount prices (Supplied).jpg

Richard Byers is selling what remains of his gardening business at discount prices (Supplied)

Theo tổ chức từ thiện cứu trợ thực phẩm Foodbank, gần một nửa số hộ gia đình có thu nhập thấp ở Úc đang bỏ bữa hoặc thiếu thức ăn. Các gia đình đơn thân và các gia đình ở vùng nông thôn là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.


Một nhà kho lớn chứa đầy những chiếc hộp phủ bụi là tất cả những gì còn lại của doanh nghiệp gia đình Richard Byers.

“Chúng tôi có tất cả các loại cây và hoa này, chúng tôi có hàng ngàn hộp và hoa trong kho mà chúng tôi đang cố gắng bán hết.”

Ông Richard Byers điều hành một công ty bán buôn nhỏ ở Nam Úc trong hơn một thập kỷ, kiếm được nhiều hơn mức đủ để nuôi sống gia đình.

Sau đó, mọi chuyện đã thay đổi.

“Tôi bị ung thư tuyến tiền liệt, đó thật sự là cú sốc, tôi đã được phẫu thuật và may mắn là họ đã loại bỏ được hết khối u bên trong tuyến tiền liệt. Bác sĩ phẫu thuật nói rằng tôi có thể sống được ít nhất 15 năm.”

Trong khi Richard cần thời gian để phục hồi sức khỏe thì công việc kinh doanh của ông lại bị ảnh hưởng nặng nề.

“Quá trình phục hồi mất khoảng ba tháng và nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh. Khi chúng tôi quay lại gặp khách hàng, tất cả họ đều nói rằng “xin lỗi Richard, chúng tôi đã chuyển sang mua hàng ở nơi khác vì không thể mua hàng ở chỗ anh trong thời gian qua.”

Gia đình Byers hiện đang muốn bán bất động sản của mình cách Adelaide vài giờ về phía bắc và họ đang cắt giảm chi tiêu.

“Chúng tôi thường ra ngoài ăn ở nhà hàng khá nhiều và có một cuộc sống hoàn hảo. Giờ thậm chí tôi còn không nhớ lần cuối cùng chúng tôi ra ngoài ăn là khi nào nữa.”

Cứ hai tuần một lần, ông Richard và vợ Kimberly lái xe 40 phút đến một thị trấn gần đó để mua thực phẩm tại xe tải thực phẩm lưu động. Cặp đôi này đều thích nấu ăn, và bà Kimberly phụ trách chuyện bếp núc.

“Bữa ăn gần đây nhất mà tôi làm là bánh nướng thịt cừu, thịt bằm thường có giá từ 2,5 đô đến 3 đô. Đôi khi với rau miễn phí thì bữa ăn khoảng 3-5 đô cho 3 người và thường chúng tôi có 2 bữa ăn. Bạn thường không thể mua được những thứ như vậy tại một trung tâm mua sắm. Ở đó, thịt bằm thường có giá khoảng 13 đô, một túi khoai tây giá trung bình khoảng 4-5 đô, cà rốt nếu là loại 'Odd Bunch' thì giá khoảng 1-2 đô. Với nguồn thực phẩm từ Foodbank, một bữa ăn rẻ hơn ít nhất nửa giá. Điều này rất tiện lợi, đặc biệt là khi bạn có một đứa con tuổi teen đang lớn."

Các gia đình thu nhập thấp sống trong 'nỗi lo lắng hàng ngày'

Gia đình Byers là một trong số ngày càng nhiều người Úc phụ thuộc vào các tổ chức từ thiện để có thực phẩm. Cơ quan cứu trợ thực phẩm lớn nhất của Úc, Foodbank, cho biết hàng triệu hộ gia đình Úc đang gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực.

Bà Brianna Casey, giám đốc điều hành quốc gia của tổ chức từ thiện này, cho biết.

“Chúng tôi thấy các hộ gia đình trên khắp nước Úc phải đưa ra những lựa chọn bất khả thi, giữa việc sưởi ấm và ăn uống, giữa việc họ có thể nuôi sống bản thân và con cái hay không."

Báo cáo về nạn đói hàng năm của Foodbank phân tích dữ liệu từ khắp cả nước để xác định nơi nào cần được giúp đỡ nhiều nhất. Báo cáo cho biết các hộ gia đình chỉ có một cha hoặc một mẹ là những hộ có nguy cơ cao nhất.

Hơn 2/3 số hộ gia đình này đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và 41% thường xuyên bỏ bữa hoặc không có thức ăn trong nhiều ngày.
Chúng ta đang chứng kiến những bậc cha mẹ bỏ bữa ăn vì họ muốn bảo vệ con cái mình khỏi tình trạng mất an ninh lương thực, họ đang phải hy sinh rất nhiều.
Brianna Casey - Giám đốc điều hành quốc gia của Foodbank
Các tổ chức từ thiện của Úc đang tiếp tục vật lộn với nhu cầu cứu trợ lương thực cao kỷ lục.

Các hộ gia đình thiếu an ninh lương thực đang mua hàng tạp hóa từ các tổ chức từ thiện thường xuyên hơn nhiều, với số lượng gia đình tìm kiếm sự hỗ trợ tăng 53%.

Thậm chí, người thân và bạn bè cũng không thể giúp đỡ hay hỗ trợ. Chỉ 1/4 số hộ gia đình thiếu lương thực được bạn bè và gia đình hỗ trợ, giảm so với mức 1/3 vào năm 2023.

“Trước đây chúng tôi quản lý mọi thứ rất tốt, chúng tôi có một doanh nghiệp và có thể hỗ trợ những người khác. Vì vậy, chúng tôi thường giúp đỡ người khác. Nhưng đến lúc chúng tôi không còn lựa chọn nào khác, chúng tôi cần sự giúp đỡ và phải rất can đảm mới có thể nói rằng “tôi cần giúp đỡ”, và mọi người đều thực sự đáng yêu, các nhân viên của Foodbank thật sự rất tốt, họ không khiến bạn cảm thấy ngại ngùng hay khó chịu.”

Bà Brianna Casey cho biết nguồn tài trợ của chính phủ đóng vai trò rất quan trọng khi ngày càng nhiều gia đình phải vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao.

“Chúng tôi biết rằng việc phục hồi sau cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt sẽ không diễn ra trong một đêm, chúng tôi đã chuẩn bị cho việc này mất nhiều tháng, và thực tế là nhiều năm. Chúng tôi cần bảo đảm các tổ chức cứu trợ thực phẩm được tài trợ và hỗ trợ đầy đủ để chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ cộng đồng trong suốt thời gian đó.”


Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  


 


Share