Đó là hội chợ thương mại lớn nhất tại Thượng Hải, khi Trung Quốc mời gọi cả thế giới đến viếng và mua hàng cuả nước nầy.
Thế nhưng đối với nước Úc, thông điệp là hàng xuất cảng của quí vị không cần đến nữa.
Trong lúc căng thẳng mậu dịch leo thang giữa hai nước, đại sứ Úc tại Bắc Kinh là ông Graham Fletcher được nhận thấy tại hội chợ, giữa lúc có tin tức đồn đãi là Trung Quốc có các lệnh cấm rộng rãi về việc nhập cảng hàng từ Úc.
Nhật báo Hoàn Cầu Thời Báo do nhà nước kiểm soát, viết rằng những gì Bắc Kinh bác bỏ như là một tin đồn về 7 loại hàng hoá nhập cảng, thì các sản phẩm Úc sẽ bị cấm nhập vào Trung Quốc.
Tờ báo viết như sau:
“Các nhà phân tích Trung Quốc tin rằng việc viếng thăm của Đại sứ Úc tại Trung Quốc tại cuộc Triển lãm Nhập cảng Quốc tế lần thứ ba của Trung Quốc ở Thượng Hải, phản ảnh nhu cầu của Úc cần đến thị trường Trung Quốc, giữa lúc mối quan hệ ngoại giao và hậu quả kinh tế xấu đi".
"Cuộc viếng thăm xảy ra sau khi Trung Quốc ngưng 7 loại hàng hoá của Úc trên thị trường”, Hoàn Cầu Thời Báo.
Được biết Trung Quốc mua đến 40 phần trăm rượu vang của Úc.
Ông Tony Battaglene thuộc Hiệp hội Nho Và Rượu Vang Úc nói rằng, các nhà sản xuất nhỏ có thể không tồn tại với lệnh cấm như vậy.
“Đó là thị trường xuất cảng trị giá 1,2 tỷ đô la cho chúng ta, chiếm 40 phần trăm tổng số xuất cảng, vì vậy chúng ta ở trong một vị thế nguy hiểm".
"Tùy theo thời gian lâu dài của lệnh cấm, việc gia hạn lệnh nầy nếu có một lệnh như vậy, chúng ta vẫn chưa biết được".
"Chúng ta phải minh bạch về chuyện nầy, nếu nó xảy ra thì sẽ có tác dụng về mặt kinh tế, vì có thể đưa người ta vào chân tường”, Tony Battaglene.
“Vì vậy chúng ta luôn luôn chắc chắn rằng, chúng ta có các bạn hàng đáng kể trên một vài thị trường trên khắp Âu Châu. Chúng ta có các khách hàng mạnh mẽ tại nước Bỉ”, Damian White.
Hành động nầy nếu được xác nhận, theo sau các vụ gián đoạn nhập cảng trước đó đối với than đá, gỗ, và tôm hùm của Úc.
Một nhà phân tích mậu dịch là ông Giovanni Di Lieto thuộc đại học Bologna ghi nhận, Trung Quốc nhắm vào các lãnh vực mậu dịch thuộc cỡ trung bình.
Việc nầy không bao gồm hơn 6 tỷ đô la nhập cảng quặng sắt, thế nhưng đối với hải sản và rượu vang, thì chuyện nầy đủ sức gây ảnh hưởng.
"Dường như có nhiều người thờ ơ, về chuyện mối quan hệ sụp đổ với Trung Quốc”, Giovanni Di Lieto.
Trước khi lệnh cấm có vẻ như được xác nhận, Ngoại Trưởng Úc Marise Payne một lần nữa kêu gọi Trung Quốc hãy tuân thủ các qui tắc về mậu dịch toàn cầu.
“Chúng ta khuyến khích chuyện Trung Quốc tuân thủ các qui tắc mậu dịch quốc tế, để cho hàng hoá đó có thể nhập vào Trung Quốc theo cách thức thích hợp”, Marise Payne.
Đối với một số nhà sản xuất rượu vang như ông Damian White thuộc vùng trồng nho ở Leconfield, thì các nguy cơ về mậu dịch khiến cho việc tìm kiếm các thị trường khó khăn hơn.
“Vì vậy chúng ta luôn luôn chắc chắn rằng, chúng ta có các bạn hàng đáng kể trên một vài thị trường trên khắp Âu Châu".
"Chúng ta có các khách hàng mạnh mẽ tại nước Bỉ”, Damian White.
Bắc Kinh hiện chịu nhiều áp lực từ những nhà sản xuất trong nước, để đánh thuế chống phá giá trong tương lai đối với Úc với hiệu lực hồi tố, để bao gồm các chuyến tàu chở hàng đã có mặt tại Trung Quốc.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại