Bộ trưởng Nông nghiệp David Littleproud cho biết phía Trung Quốc kiểm tra từ 50-100 phần trăm tôm hùm nhập từ Úc vì nghi ngờ có dấu vết của kim loại.
Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham cho biết chính phủ đang xác minh nhưng ông hy vọng hàng xuất cảng của Úc không bị phân biệt đối xử.
"Điều quan trọng là quá trình kiểm nghiệm được giữ ở mức tối thiểu, bởi vì điều kiện mua bán phải được ổn định. Xin mọi người đừng vội kết luận ý nghĩa của sự trì trệ này, mà hãy để ngành hải sản, bên ngoại giao và bộ nông nghiệp cùng làm việc và xác minh các thủ tục mới để duy trì sự tin tưởng của khách hàng càng sớm càng tốt."
Giám đốc Tom Cosentino của công ty xuất cảng tôm hùm đá Southern Rocklobster Limited xác nhận với ABC là các lô hàng bị ứ đọng vì phía Trung Quốc kiểm nghiệm nhiều hơn.
"Có nguy cơ là toàn bộ lô hàng sẽ hoàn toàn bị hư mặc dù có một số điều chúng ta có thể làm để giảm thiểu thiệt hại."
Giải pháp lúc này theo ông Cosentino là phải ngưng gởi qua Trung Quốc cho đến khi nào mọi chuyện được rõ ràng nếu không tôm hùm sẽ chết.
Giải pháp lúc này theo ông Cosentino là phải ngưng gởi qua Trung Quốc cho đến khi nào mọi chuyện được rõ ràng nếu không tôm hùm sẽ chết.
Trong năm nay than đá, bông, lúa mạch, lúa mì và thị bò của Úc cũng gặp khó khăn khi xuất cảng qua Trung Quốc.
Thượng Nghị sĩ Birmingham khuyên mọi người không nên vội vàng kết luận trong trường hợp tôm hùm, nhưng ông chỉ trích Trung Quốc có những quyết định bất ngờ làm ảnh hưởng đến các nhà xuất cảng.
Thủ lãnh đối lập Anthony Albanese thúc giục Thủ tướng Scott Morrison cần can thiệp.
"Lần cuối thủ tướng tìm cách liên lạc với Chủ tịch Tập Cận Bình là khi nào? Lần cuối có sự can thiệp của cấp cao là khi nào vậy?"
Ông Albanese nói chính phủ đã không tách khỏi quan điểm chống Trung Quốc của một số chính khách làm cho bang giao Úc-Trung bị xấu đi. Ông Albanese nói không ai thắc mắc lập trường nhân quyền và quyền lợi quốc gia cả, nhưng mối bang giao với Trung Quốc cần phải được cải thiện.
Ông Albanese nói chính phủ đã không tách khỏi quan điểm chống Trung Quốc của một số chính khách làm cho bang giao Úc-Trung bị xấu đi. Ông Albanese nói không ai thắc mắc lập trường nhân quyền và quyền lợi quốc gia cả, nhưng mối bang giao với Trung Quốc cần phải được cải thiện.
"Bang giao giữa hai nước đang có vấn đề và sự thực là vì quyền lợi của Úc chúng ta cần cứu vãng mối bang giao đó vì nó ảnh hưởng đến việc làm và kinh tế của chúng ta."]]
Tôm hùm sống của Úc rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, trong khi thị trường Mỹ nhập tôm hùm đông lạnh của Úc.
Gần đây nhu cầu tiêu thụ tôm hùm Úc bắt đầu lên lại sau nhiều tháng sụt giá thê thảm vì đại dịch Covid-19.
Hồi tháng ba chính phủ đã phải tài trợ cho 200 chuyến bay chở tôm hùm Úc đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore và United Arab Emirates để thị trường không bị sụp đổ.
Tôm hùm chiếm 20 phần trăm tổng giá trị ngành hải hải ở Úc. Trong hai năm 2018-19 hơn 94 phần trăm tôm hùm xuất cảng trị giá $752 triệu Úc kim được bán qua Trung Quốc, với nguồn cung cấp chủ yếu từ Tây Úc, Nam Úc, đồng thời từ NSW và Victoria.
Tôm hùm đá (tên khoa học là Panulirus cygnus) ở Úc còn được gọi là ‘crayfish’ hoặc ‘crays', mất sáu bảy năm để trưởng thành và có thể sống đến 20 năm, nặng 5kg.