Quyển sách giúp đóng góp ý kiến cho Ủy ban Hoàng gia Điều tra về cao niên

یک زن سالمند

Source: SBS

Hội đồng Các Cộng Đồng Sắc tộc Úc châu phát hành một quyển sách nhỏ để giúp đỡ những người cao niên Úc thuộc nguồn văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, cũng như gia đình và những chăm sóc cho họ có thể đóng góp cho Ủy ban Hoàng gia Điều tra về việc chăm sóc cao niên.


Những người cao niên thuộc nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác nhau cũng như gia đình và người chăm sóc, hiện được khuyến khích đóng góp ý kiến hay câu chuyện với Ủy ban Hoàng Gia Điều tra về Chăm sóc Cao niên.

Để giúp cho việc nầy dễ dàng, Hội đồng các Cộng đồng Sắc tộc Úc châu hay FECCA đã phát hành một quyển sách nhỏ cho những người mà Anh ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ.

Quyển sách nầy giải thích mục đích và những tiến trình của Ủy ban Hoàng gia bằng Anh ngữ dễ hiểu, các thẻ để thảo luận nhằm giúp cho những người thuộc các nguồn văn hóa khác nhau có thể chia sẻ các câu chuyện của họ, cũng như các mẫu đơn đi kèm những kiến nghị của họ.

Giám đốc Dịch vụ Chăm sóc Cao niên Đa văn hóa là bà Rosa Colanero giải thích vì sao quyển sách nầy lại cần đến.

“Quyển sách nầy đặc biệt cần thiết cho những người cao niên mà tiếng mẹ đẻ không phải là Anh ngữ, cũng như do tuổi tác, họ có thể mất đi khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh".

"Khi nói về chuyện chăm sóc cao niên, chúng ta hiện nói về trường hợp có hơn 30 phần trăm dân số có nguồn gốc và văn hóa khác nhau, vì vậy đó là một tỷ lệ đáng kể".

"Nếu chúng ta quan tâm về chuyện tiếp cận công bằng các dịch vụ, điều quan trọng là có một số thủ tục và trợ giúp để cho việc đó được dễ dàng”, Rosa Colanero.

Bà cho biết, quyển sách cũng có thể giúp đỡ các gia đình và người chăm sóc cho các bậc cao niên thuộc nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, có thể đệ trình các kiến nghị nhân danh họ.

“Tôi có nói chuyện với một số người hồi tối qua và bà ta tìm kiếm những anh chị em thân thuộc và bà nhận được nhiều sự quan tâm".

"Vì vậy tôi khuyến khích bà đến nói chuyện với chúng tôi và dùng quyển sách, nếu muốn liên lạc với Ủy ban Hoàng gia Điều tra, để kể về một số câu chuyện của bà trước Ủy ban”, Rosa Colanero.

Trong khi đó, Chủ tịch FECCA là bà Mary Patetsos cho biết, việc nầy rất quan trọng khi Ủy ban Hoàng gia Điều tra có thể nghe được từ những người cao niên thuộc nguồn gốc khác nhau, về các kinh nghiệm của họ về dịch vụ chăm sóc cao niên.

Chúng tôi thực sự tìm kiếm các tin tức ngày càng nhiều, cũng như sự tin tưởng về tiến trình Ủy ban Hoàng gia Điều tra và sự sẵn lòng ngày càng gia tăng, nếu quí vị muốn được như vậy".

"Ủy ban đã làm công việc rất tốt, khi nhận được tiếng nói của các bậc cao niên thuộc các nguồn gốc văn hóa khác nhau, để họ có thể trực tiếp kể câu chuyện của họ".

"Đó là một điều đối với tôi để kể chuyện của mình và những người khác kể lại chuyện của họ”, Mary Patetsos.
"Vì vậy việc hiểu sai có thể rất quan trọng bởi vì nếu họ bị chẩn đoán với chứng lú lẩn, thì họ không được cho các thông tin hay hỗ trợ mà họ đòi hỏi”, Rosa Colanero.
Tình cảm đó cũng được bà Colanero chia sẻ.

“Họ đáng được hưởng các dịch vụ có phẩm chất tốt, các dịch vụ chăm sóc cao niên như mọi người khác".

"Họ có quyền tiếp cận các dịch vụ, cũng như phản ảnh và đáp ứng nhu cầu văn hóa của họ”, Rosa Colanero.

Bà Patetsos cho biết, một trong vấn đề lớn nhất mà những vị cao niên thuộc nguồn gốc văn hóa khác nhau đối diện, trong lãnh vực chăm sóc cao niên, là chuyện ngôn ngữ và việc giao tiếp.

“Chuyện khó khăn khác là sự phức tạp của hệ thống chăm sóc cao niên, nó thực sự chẳng khó khăn nếu quí vị là một người khỏe mạnh, nói được tiếng Anh, có học thức để có thể vận dụng trong một hệ thống thực sự phức tạp".

"Vì vậy những người cao niên không có khả năng ngôn ngữ, không có sự hiểu biết, không có khả năng về điện toán, để họ có thể vận dụng trong hệ thống”, Mary Patetsos.

Bà cho biết các vấn đề trong lãnh vực chăm sóc cao niên, không chỉ giới hạn cho những người xử dụng dịch vụ.

“Rất nhiều lực lượng lao động trong việc chăm sóc cao niên, đặc biệt là những người thuộc hạng thấp trong lực lượng công nhân, là những người có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác nhau".

"Những người mới đến Úc nhận các công việc trong nhà dưỡng lão, để trở thành nhân viên chăm sóc, vì vậy chúng ta cần quan tâm đến họ".

"Chúng ta cần chắc chắn rằng, họ hiểu biết các qui tắc và trách nhiệm của một nhân viên làm việc tại Úc”, Mary Patetsos.

Còn bà Colanero cho biết, rào cản ngôn ngữ có thể có những hiệu quả đáng kể về loại chăm sóc các vị cao niên, thuộc các nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.

“Chúng ta có nhiều thí dụ về những người cao niên có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, đã bị chẩn đoán sai với bệnh lú lẩn, mà thực ra họ chẳng bị lú lẩn chi cả, chỉ vì không hiểu các câu hỏi dành cho họ".

"Vì vậy việc hiểu sai có thể rất quan trọng bởi vì nếu họ bị chẩn đoán với chứng lú lẩn, thì họ không được cho các thông tin hay hỗ trợ mà họ đòi hỏi”, Rosa Colanero.

Được biết Ủy ban Hoàng gia Điều tra về vấn đề Chăm sóc Cao niên, hiện nhận các kiến nghị bằng bất cứ ngôn ngữ nào qua trang mạng, hay qua điện thư email, hoặc qua bưu điện hay điện thoại, cho đến cuối tháng 9 sắp tới.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share