Những người cung cấp dịch vụ tại các thành phố cho biết họ cố gắng tìm kiếm dịch vụ chăm sóc cao niên thích hợp cho các vị cao niên Thổ dân trong khi những người nầy bị quên lãng, bị kỳ thị và bị lạm dụng tài chính nữa.
Vào tuổi 80, thì ngôi nhà của bà Alice Riley là một nơi chốn an toàn cho gia đình đông đảo của bà, thế nhưng tính hào hiệp cả nể của bà thường khiến bà hay bị tình trạng đông nghẹt, xử dụng ma túy hay lạm dụng về mặt tài chính.
Đây cũng là mối quan tâm của các nhân viên hỗ trợ tại địa phương.
Trong khi đó, bà Lyndsey Fitzerald là giám đốc của Trung tâm Chăm sóc Jacaranda, một tổ chức địa phương vô vụ lợi nhằm cung cấp hỗ trợ cho các gia đình Thổ dân.
“Vấn đề là mọi người không thấy, đây là một vụ lạm dụng về tài chính hay tiền bạc".
"Ngay cả đó là 20 hay 50 đô la, nó đều thay đổi, thế nhưng họ không xem đó không phải là một vụ lạm dụng, mà là một người nanny giúp đỡ cho họ”, Lyndsey Fitzerald.
Bà cho biết, bà Riley cần được giúp đỡ tại gia, đi mua sắm và trong trường hợp xảy ra té ngả, thế nhưng hiện chờ đợi được giới thiệu một người chăm sóc thích hợp hơn.
“Có những dịch vụ mà bà ta cần đến, thế nhưng chúng cần nên được chính xác. Quí vị không thể cho tất cả vào một danh sách tổng quát và nói rằng ‘chúng tôi đã chuẩn bị sẵn rồi’, chuyện nầy sẽ không hữu hiệu”.
Còn đối với các nhân viên y tế tại Perth, thì việc thiếu vắng sự thích hợp về văn hóa trong việc chăm sóc cao niên là một thảm họa có thể xảy ra.
Bà Averil Scott là quản lý chương trình và làm việc cho Dịch vụ Y tế và Gia đình Phụ nữ.
“Nhiều gia đình không tính đến chuyện đó, vì họ không muốn đưa thành viên cao tuổi trong gia đình, thường có các chứng bệnh kinh niên vào một nơi, mà họ cảm thấy những người nầy sẽ bị đối xử không tốt”.
Quan ngại về vấn đề kỳ thị cũng là một yếu tố, như nhiều người Úc gốc Thổ dân hiện cần được chăm sóc cao niên, trong đó có người là nạn nhân thuộc Thế Hệ bị Đánh Mất, khi họ đã bị cưỡng bách rời khỏi gia đình khi còn nhỏ.
“Đưa họ vào chế độ chăm sóc cao niên, thì cũng giống như đem họ trở lại cái thời họ bị đưa vào các trại mồ côi".
"Họ mất tiếng nói và cũng chẳng nói một lời nào, theo cùng cách thức mà họ được nuôi dưỡng và lớn lên, trong các viện mồ côi hay trong các dòng tu”, Averil Scott.
Đối với nhiều gia đình Thổ dân tại Perth, quyết định đưa người thân vào trung tâm chăm sóc cao niên chỉ là một trở ngại đầu tiên.
Hai tháng trước, bà Kitty Hansen chẳng còn chọn lựa nào khác hơn khi mẹ bà bị chẩn đoán với chứng lú lẩn.
“Nếu bà ta có thể gặp được một nhân viên người Thổ dân, thì bà sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Chúng tôi không thể tìm ra điều gì thích hợp hơn, vì vậy chúng tôi chỉ để cho bà ở trong chế độ chăm sóc tạm thời mà thôi”.
“Tôi muốn có một ai để trò chuyện, một người cao tuổi cũng giống như tôi. Là một tình bạn, ai biết được? Trong đời tôi có nhiều bạn bè, thế nhưng tất cả họ đều ra đi...”, Alce Riley.
Trong khi Ủy ban Điều tra Hoàng gia hiện chú trọng về việc chăm sóc cao niên tại các cộng đồng xa xôi, thì những rào cản cho những người cao niên Thổ dân cũng vươn tới các thành phố.
Một phụ nữ nói chuyện với SBS rằng, bà quan ngại là chồng bà sẽ trở thành một mục tiêu cho việc ngược đãi của các nhân viên chăm sóc cao niên, chỉ vì ông là người Thổ dân.
Trong khi Ủy ban Điều tra Hoàng gia vẫn tiếp tục công việc, một số người tại Perth hiện tìm các tạo ra các thay đổi cho chính họ.
Các kế hoạch hiện được tiến hành cho một Trung tâm Cộng đồng Chăm sóc Thổ dân Cao niên tại các khu ngoại ô phía nam, một dịch vụ chủ yếu cho người thuộc bộ tộc Noongar để sống cho đến cuối đời.
Bà Angela Ryder thuộc Hiệp hội Thổ dân Langford, là một phần của nhóm muốn tạo ra các thay đổi.
“Chúng tôi muốn có một cơ sở, nhằm gia tăng sự kết nối giữa những người trẻ của chúng tôi, vốn có thể học hỏi từ thế hệ nầy sang thế hệ kế tiếp”.
Nhóm nầy đã vận động thành công đến chính phủ liên bang, qua việc cung cấp 1 phần 4 triệu đô la, để hỗ trợ cho kế hoạch.
Thế nhưng bà Ryder nói rằng, Hiệp hội muốn chính phủ tiểu bang hoàn lại một mảnh đất của người Noonga ở vùng tây nam, để xây cất trung tâm.
“Chúng tôi tất cả hoạt động là vì cộng đồng và hiện mọi người đoàn kết nhau".
"Để các vị cao niên trong một cơ sở chăm sóc cao niên, nơi họ không có liên lạc với con cái và gia đình, là những gì mà chúng tôi muốn cổ võ cho một phương thức tốt đẹp hơn”, Angela Ryder.
Đối với những người cao niên như bà Alice Riley, thì đây là một phương cách đáp ứng được nguyện vọng của người cao niên và giữ liên lạc với gia đình và văn hóa vào cuối đời.
“Tôi muốn có một ai để trò chuyện, một người cao tuổi cũng giống như tôi. Là một tình bạn, ai biết được? Trong đời tôi có nhiều bạn bè, thế nhưng tất cả họ đều ra đi...”, Alce Riley.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại