Tổng Giám Đốc WHO: Điều tệ hại nhất coronavirus chưa xảy đến

Feature

People wait in line at a free COVID-19 testing site provided by United Memorial Medical Center, at the Mexican Consulate, Sunday, Source: AP

Người đứng đầu Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cảnh cáo đại dịch coronavirus vẫn chưa đến giai đoạn tệ hại nhất. Đã có hơn 10,1 triệu người bị lây nhiễm trên thế giới và hơn 502 ngàn người tử vong. Tình hình dịch bệnh tại các nơi khác cũng được điểm qua.


Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus nói rằng các quốc gia không có lời lẽ nào để bào chữa cho việc không theo dõi việc tiếp xúc của người nhiễm bệnh coronavirus, khi ông đưa ra lời cảnh cáo rằng đại dịch COVID-19 hiện tăng tốc trên toàn cầu.

Một toán WHO được gởi đến Trung Quốc vào tuần tới để điều tra nguồn gốc của sự bùng phát dịch bệnh, khi con số nhiễm bệnh trên toàn cầu vượt quá 10,1 triệu người.

Tổng Giám đốc WHO nói rằng, việc theo dõi các tiếp xúc trong các trường hợp lây nhiễm là bước quan trọng nhất trong việc chống lại đại dịch.

“Thực tế hết sức khó khăn là tình hình không phải là gần đến giai đoạn kết thúc, mặc dù nhiều quốc gia đạt được nhiều tiến triển".

"Trên toàn cầu, đại dịch hiện gia tăng tốc độ".

"Xin hãy tin tôi, không thể nào bào chữa cho việc theo dõi việc lây nhiễm. Nếu quốc gia nào cho rằng việc truy tìm việc tiếp xúc là khó khăn, thì đó là một luận điệu bào chữa không thích hợp”, Tedros Ghebreyesus.

Ông cũng cảnh cáo về những nguy hiểm của virus.

“Virus này có hai sự kết hợp nguy hiểm, một là nó lây nhiễm rất nhanh và dễ lây".

"Hai, nó là một tên sát nhân và có thể lợi dụng sự chia rẽ giữa chúng ta trên các mặt trận".

"Đó là điều tôi đã nói và cũng là lý do WHO hiện yêu cầu, xin đừng có bất cứ chia rẽ nào cả”, Tedros Ghebreyesus.

Tại Hoa Kỳ, có 128 ngàn người được xác nhận đã chết do COVID-19 và Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất trên thế giới.

Bác sĩ Anthony Fauci, cố vấn cao cấp về COVID-19 cho Tổng Thống Donald Trump cho rằng, đợt gia tăng các trường hợp mới đây chính yếu là do mọi người không giữ khoảng cách xã hội hay mang khẩu trang.

Ông cũng nói rằng, việc nớo lỏng các qui luật mở cửa để kích hoạt nền kinh tế ở miền Nam và miền tây nước Mỹ, trước khi có các bằng chứng về sự bùng phát của dịch bệnh, có thể dẫn đến một thảm họa.

Thống Đốc Texas là ông Greg Abbott cho biết trong tiểu bang của ông, có nhiều người dưới 40 tuổi bị lây nhiễm.

“Chúng ta cần hiểu rằng COVID-19 lây nhiễm rất nhanh chóng và rất nguy hiểm tại Texas, chỉ trong vài tuần lễ vừa qua".

"Con số các trường hợp trung bình từ khoảng 2 ngàn người, nay tăng lên hơn 5 ngàn người mỗi ngày”, Greg Abbott.

Còn Phó Tổng Thống Mike Pence hiện thúc giục người dân Mỹ nên mang khẩu trang khi được yêu cầu, hay khi không thể giữ khoảng cách xã hội.

Thông tín viên đài CBS News là Laura Podesta nói rằng, đây là một chuyển đổi từ ông Pence.

“Chắc chắn đó là một thay đổi đối với Phó Tổng Thống khi ông nói rằng, mang khẩu trang là một ý kiến tốt, bởi vì từ lâu ông này và Tổng Thống và bất cứ ai tại Tòa Bạch Ốc, đều có những lời phê bình liên quan đến việc mang khẩu trang".

"Chuyện này dành cho các Thống Đốc tiểu bang ra quyết định về việc mang khẩu trang, trên căn bản từng tiểu bang khác nhau”, Laura Podesta.

Trong khi đó, nhà cầm quyền Thái Lan gia hạn tình trạng khẩn cấp tại quốc gia này cho đến cuối tháng 7, để kiểm soát sự di chuyển của dân chúng trong cơn đại dịch.

Tuy nhiên chiến dịch của nhóm Human Rights Watch nói rằng, việc nới rộng hiện được sử dụng để che đậy hành động trấn áp, khi chẳng có trường hợp coronavirus được báo cáo tại Thái Lan trong hơn một tháng qua.

Bất chấp việc giới hạn, một vài hạn chế trong việc phong tỏa hiện được dỡ bỏ.

Hôm thứ tư, một lệnh cấm các chuyến bay quốc tế được dỡ bỏ và các quán rượu, câu lạc bộ, quán karaoke được phép mở cửa lại.

Tại Tây Ban Nha, hơn 1 ngàn công nhân biểu tình tại quãng trường Puerta del Sol ở thủ đô Madrid, chống lại tình trạng mà họ cho là thiếu việc làm ổn định.

Nữ y tá làm việc trong phòng cấp cứu là Lucia Villarejo cho biết họ cần có thêm nhiều tài nguyên cho công việc

“Chúng tôi không phải là anh hùng mà chỉ là những người bình thường".

"Chúng tôi cũng lo sợ thế nhưng vẫn phải đi làm vì đó là công việc".

"Chúng tôi rất sợ chứ, phải rời gia đình tại nhà để trông nom cho người khác".

"Chúng tôi cũng bị lây nhiễm và nhiều đồng nghiệp đã bị bệnh".

"Chúng tôi muốn đòi hỏi rằng, chúng ta thiếu hụt tài nguyên và luôn luôn rất cần đến”, Lucia Villarejo.
"Thế nhưng hiểu biết từ lúc bắt đầu bản phúc trình, họ tiếp tục đưa ra các khuyến cáo nhằm kéo dài các hạn chế tại Leicester sau ngày 4 tháng 7, chuyện này không được sự hỗ trợ của bất cứ bằng chứng nào cả”, Sir Peter Soulsby.
Tại thành phố Rio De Janeiro của Brazil, các cửa hàng và viện thẩm mỹ được phép mở cửa hồi cuối tuần qua, nằm trong kế hoạch của Hội đồng Thành phố, nhằm giải tỏa các hạn chế trong thời gian xảy ra đại dịch.

Tại các thành phố lớn như Rio và Sao Paulo, con số các ca nhiễm bệnh và tử vong đều giảm bớt, thế nhưng theo các chuyên gia, virus hiện tiến về vùng quê nơi có các con số gia tăng về nạn nhân và người bị lây nhiễm.

Chủ cửa hiệu là ông Alan Calaun nói rằng, điều cần thiết là tái khởi động các hoạt động thương mại, để tránh cho các công ty bi sụp đổ và nhiều người mất việc.

“Chúng tôi tìm cách tái khởi động các sinh hoạt, thế nhưng đây là một khoảnh khắc tế nhị vì có nhiều thân chủ không trở lại với chúng tôi".

"Những người khác thì lo sợ và chờ đợi trong ít lâu".

"Chúng tôi hiểu rằng nếu các hạn chế tiếp tục như thế này, thì có thêm các công ty sẽ bị đóng cửa".

"Sẽ có nhiều người thất nghiệp, vì vậy tôi nghĩ nay là lúc tái khởi động, chăm sóc và theo dõi các biện pháp y tế cần thiết để ngăn tránh COVID-19”, Alain Calaun.

Brazil ghi nhận có hơn 1,3 triệu ca nhiễm vào hôm chủ nhật.

Còn tại Anh quốc, việc phong tỏa tại thành phố Leicester được nới rộng thêm 2 tuần lễ nữa, mặc dù các nơi khác có nhiều giới hạn được nới lỏng.

Chính phủ Anh quốc hiện xem xét liệu việc phong tỏa tại địa phương có cần thiết không, giữa lúc có tin tức về một đợt bùng phát COVID-19 trong số các cộng đồng Á Châu.

Thế nhưng Thị trưởng Thành phố là Sir Peter Soulsby nói rằng, các ca lây nhiễm liên quan đến những trường hợp gia tăng có dính líu đến việc gia tăng thử nghiệm, một sự kiện mà ông vạch ra trong phúc trình của chính phủ.

“Thực sự thì phúc trình mà chúng tôi có được từ họ đã thấu hiểu ngay từ lúc đầu, thì kết quả thực sự cao hơn tại Leicester".

"Có lẽ đó là một phản ảnh không tránh được về những gì đang xảy ra".

"Thế nhưng hiểu biết từ lúc bắt đầu bản phúc trình, họ tiếp tục đưa ra các khuyến cáo nhằm kéo dài các hạn chế tại Leicester sau ngày 4 tháng 7, chuyện này không được sự hỗ trợ của bất cứ bằng chứng nào cả”, Sir Peter Soulsby.

Cuối cùng khi Ai Cập giảm bớt các hạn chế nhắm vào việc hạ giảm đường cong đi lên của coronavirus, thì các khách hàng tại một cửa hiệu nhỏ ở Giza, tỏ ra hấp dẫn với loại kem có hình giống như coronavirus.

Chủ tiệm hy vọng sáng tạo mới này, sẽ làm giảm đi nỗi lo sự của mọi người, trong khi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc duy trì các biện pháp y tế thích hợp.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share