WHO: 10 triệu người sẽ bị nhiễm coronavirus trong vòng vài ngày tới

Feature

Gita Gopinath, the International Monetary Fund's Chief Economist, is seen outside the IMF headquarters Source: AFP

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO quan ngại các trường hợp nhiễm coronavirus trên toàn cầu sẽ lên đến 10 triệu trong vòng vài ngày tới. Hậu quả của COVID-19 đối với nền kinh tế thế giới, khiến cho Quỹ Tiền Tệ Thế giới giảm bớt trong mức tiên đoán về viễn tượng kinh tế toàn cầu năm 2020 thêm nữa.


Có khoảng 9,3 triệu người trên toàn cầu bị lây nhiễm với coronavirus.

Thế nhưng chiều hướng gia tăng trong các trường hợp được ghi nhận tại một số quốc gia, Tổng Giám Đốc Who, ông Tedros Ghebreyesus nói rằng con số dường như sẽ đạt đến một cột mốc mới trong vài ngày nữa.

“Trong tháng đầu tiên của dịch bệnh này, có không đến 100 ngàn trường hợp được báo cáo đến WHO".

"Thế nhưng chỉ trong tháng rồi, có gần 4 triệu trường hợp đã được ghi nhận và có thể chúng ta sẽ đạt đến 10 triệu trường hợp trong vòng tuần tới”, Tedros Ghebreyesus.

Hoa Kỳ là một trong các nước chứng kiến vụ gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh, ghi nhận mức gia tăng hàng ngày đứng hàng thứ hai, kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.

Để đáp ứng sự gia tăng đó. Nữu Ước, New Jersey và Connecticut nay đòi hỏi các du khách từ các điểm nóng COVID-19 tại nơi khác trong nước, phải cách ly trong 14 ngày.

Việc cố vấn về du lịch hiện áp dụng cho Alabama, Arkansas, Arizona, Florida, Bắc Carolina, Nam Carolina, Washington, Utah và Texas.

Thống Đốc Nữu Ước là ông Andrew Cuomo nói rằng, việc đó có thể thay đổi tình trạng hiện nay.

“Chúng tôi có một tiêu chuẩn cho tỷ lệ lây nhiễm và bất kỳ trạng thái nào vượt quá tỷ lệ lây nhiễm đó, trạng thái đó sẽ phải chịu sự kiểm dịch".

"Chỉ vì một lý do đơn giản là chúng tôi đã làm việc rất chăm, để giảm tốc độ lây truyền virus".

"Chúng tôi không muốn thấy nó tăng lên vì nhiều người đến khu vực này và họ thực sự có thể mang lại sự lây nhiễm với họ”, Andrew Cuomo.

Xa về phía nam, Brazil ghi nhận có hơn 42,700 trường hợp mới được xác nhận nhiễm COVID-19 và gần 1200 ngàn trường hợp tử vong mới do dịch bệnh.

Quốc gia nầy ghi nhận gần 1,2 triệu trường hợp kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, với con số tử vong cho đến nay hơn 53,800 người chết.

Mexico nơi có mức độ thử nghiệm thấp, cũng ghi nhận mức kỷ lục mới với hơn 6200 trường hợp nhiễm bệnh mới.

Người đứng đầu về chương trình y tế khẩn cấp của WHO là tiến sĩ Mike Ryan cho biết, điều quan ngại là đại dịch vẫn còn lên đỉnh điểm tại nhiều quốc gia ở Phi Châu.

“Dịch bệnh ở châu Mỹ nói chung vẫn còn mạnh mẽ. Nó đặc biệt dữ dội trên khắp Trung và Nam Mỹ, và chúng ta đã thấy xu hướng tiếp tục ổn định cũng như đáng lo ngại, với nhiều quốc gia có mức tăng từ 25 đến 50% trong các trường hợp hồi tuần qua, có nghĩa là nhiều quốc gia ở Trung và Nam Mỹ và châu Mỹ nói chung, vẫn đang chịu sự lây truyền bền vững trong cộng đồng”, Mike Ryan.
“Đây là sự suy thoái kinh tế tệ hại nhất từ tháng 4, kể từ sau cuộc Đại Giảm Phát. Chúng ta đã dự kiến mức tăng trưởng năm 2020 là 3 phần trăm, nay là âm 4,9 phần trăm và chuyện này có thể còn hơn nữa. Chẳng có quốc gia nào tránh được tác động của COVID-19, cả những nước phát triển và đang phát triển, đặc biệt là các nước có nền kinh tế tân tiến lại bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc khủng hoảng”, Gita Gopinath.
Trong khi các trường hợp COVID-19 hiện giảm sụt tại Âu Châu, thì Bồ Đào Nha lại thắt chặt các hạn chế trong và chung quanh thủ đô Lisbon, sau khi ghi nhận có hàng ngàn ca nhiễm bệnh mới.

Quốc gia này ghi nhận có hơn 9200 ca nhiễm bệnh mới trong 4 tuần lễ vừa qua, với mức độ dựa trên 100 ngàn người và là tỷ lệ cao đứng hàng thứ hai ở châu lục, chỉ sau Thụy Điển mà thôi.

Tại Iran, thứ trưởng y tế kêu gọi mọi người bó buộc phải mang khẩu trang, khi nước này ghi nhận mức tử vong cao nhất hàng ngày trong 2 tháng rưỡi vừa qua.

Có thêm 133 trường hợp tử vong đã được ghi nhận, nâng số tử vong nói chung tại Iran gần 10 ngàn người.

Ấn Độ cũng đạt đến cột mốc gây nhiều lo ngại, khi ghi nhận mức gia tăng mỗi ngày cao nhất trong số các ca nhiễm mới.

Có gần 16 ngàn người thử nghiệm dương tính với COVID-19, nâng tổng số các trường hợp tại Ấn Độ là hơn 456 ngàn vụ.

Trong khi đó, hậu quả của COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu, khiến Quỹ Tiền Tệ Thế Giới IMF một lần nữa phải hạ thấp ước tính cho năm 2020.

Quỹ tiên đoán nền kinh tế thế giới sẽ co lại 4,9 phần trăm trong năm nay, tệ hơn đáng kể so với 3 phần trăm sụt giảm trong phúc trình hồi tháng 4.

Kinh tế gia trưởng của IMF là bà Gita Gopinath nói rằng, sự hồi phục cũng sẽ yếu kém với mức tiên đoán phát triển trên toàn cầu là 5,4 phần trăm một năm, so với 5,8 phần trăm trong dự báo hồi tháng 4.

“Đây là sự suy thoái kinh tế tệ hại nhất từ tháng 4, kể từ sau cuộc Đại Giảm Phát. Chúng ta đã dự kiến mức tăng trưởng năm 2020 là 3 phần trăm, nay là âm 4,9 phần trăm và chuyện này có thể còn hơn nữa. Chẳng có quốc gia nào tránh được tác động của COVID-19, cả những nước phát triển và đang phát triển, đặc biệt là các nước có nền kinh tế tân tiến lại bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc khủng hoảng”, Gita Gopinath.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share