Ở phía bắc Melbourne, nơi tập trung nhiều khu dân cư sống trong các khu nhà chính phủ như khu chung cư cao tầng hiện đang đang chiến đấu với đại dịch không phải chỉ với con virus mà với cả các tin đồn, mỗi lúc lại có một tin đồn khác nhau nổi lên. Barry Berih là một cư dân tại dây cho biết:
"Mọi người không tin tưởng vào vắc-xin vào lúc này. Mọi người vẫn không chắc chắn, không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong dài hạn.”
Ông nói rằng một sự ngờ vực được gieo rắc bởi việc họ bị lockdown khắ chặt trong khu của họ diễn ra vào năm ngoái, khiến hàng ngàn cư dân sống trong các toà nhà dân sinh cao tầng của chính phủ bị nhốt mà không được báo trước.
Phía bắc và phía tây của Melbourne có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong tiểu bang, theo dữ liệu của bộ y tế.
Chiến dịch Cohealth là một nỗ lực bao gồm nhiều ngành từ thống kê đến y tế đang cố gắng để cải thiện tình hình.
Người phụ trách tương tác cộng đồng của Cohealth, là Emit Taylor cho biết việc vận động sự tham gia của các cộng đồng đa văn hoá đã được công nhận là ưu tiên ngay từ đầu trong đại dịch.
"Chúng tôi đang thực sự làm việc cật lực để tuyển dụng những người từ các cộng đồng đa văn văn hóa khác nhau cùng làm việc, cùng tham gia vào cuộc vận động, và đó là một phần quan trọng trong chiến dịch tương tác của chúng tôi.”
Cohealth có khoảng 100 nhân viên tham gia vào việc chuyển tiếp thông tin COVID bằng ngôn ngữ.
Ông nói rằng đó là một công việc lâu dài và đang dần mang lại kết quả.
"Chúng tôi đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong số những người đăng ký tiêm phòng, điều này cho thấy mọi người cảm thấy thoải mái hơn và được thông tin nhiều hơn về những gì đang xảy ra trong cộng đồng.”
Nhưng các nhà lãnh đạo cộng đồng Nam Sudan nói rằng vẫn có một lỗ hổng trong chuỗi thông tin.
Ring Mayar thuộc Hiệp hội Cộng đồng Nam Sudan của tiểu bang Victoria cho biết anh gần như phải chống lại những tin đồn hàng ngày vì có nhiều người cảm thấy bị ngắt kết nối với các cơ sở cung cấp thông tin của chính phủ hay nói một cách khác các thông tin chính phủ đã không đến được với họ.
"Đã có một khoảng cách và khoảng cách này là thực tế. Đó là chính phủ sẽ không đến các cộng đồng đa văn hoá để nói chuyện trực tiếp với họ. Chúng tôi chưa thấy điều đó và chúng tôi mong muốn làm việc với tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan trong lĩnh vực tiêm chủng để thúc đâỷ việc tiêm phòng.”
Những thông tin cũ không được cập nhật bằng các ngôn ngữ cũng đã được tìm thấy trên trang web của bộ y tế liên bang.
Ring Mayar cho biết các cuộc họp thường xuyên của Hội đồng địa phương với các cộng đồng di cư là cung cấp thông tin xác thực hơn và tốt hơn so với các hướng dẫn được dịch.
"Tuỳ theo tình hình dân cư tại các khu vực mà các hội đồng địa phương biết cách để thúc đẩy giao tiếp tốt và xây dựng lòng tin của cư dân.”
Xây dựng niềm tin với chương trình vắc xin là mục tiêu của những người như Ambrose Mareng
"Tôi cho bạn biết rằng tôi làm việc 80-100 giờ mỗi tuần, gần như vậy. Mọi người gọi tôi qua các cài đặt được cài trên máy tính liên tục.”
Mareng là một trong hàng chục người tình nguyện được đánh giá cao trong chiến dịch tuyên truyền về vắc-xin cho chính phủ Victoria.
Bộ y tế nói với SBS, họ đã “cung cấp tài trợ cho hơn 80 tổ chức cộng đồng đa văn hóa để cung cấp các hoạt động tiếp cận liên quan đến vắc-xin, bao gồm các buổi thông tin cộng đồng và thông tin y tế khác bằng hơn 50 ngôn ngữ.
Ambrose Mareng nói rằng sự nhầm lẫn về thông điệp vắc-xin trong các cộng đồng di dân là do nhiều người thay vì nghe thông tin chính phủ họ lại đi nghe ai đó nói trên phương tiện truyền thông xã hội đưa ra những nhận định và thông tin sai lệch.
"Nếu chúng ta không bị nhiễm thì cần gì tiêm vaccine" họ nói như vậy đó mà vẫn có người nghe. Những điều này đang làm tăng thêm thông tin sai lệch đang phát tán trên phương tiện truyền thông xã hội.”
Garang Dut của Đại học Quốc gia Úc cho biết các cộng đồng mới đến có xu hướng khăng khăn vào niềm tin sẳn có của mình, và nghe theo những gì phù hợp với điều đó, qua cách họ tiếp nhận thông tin.
Họ có khuynh hướng chọn nghe theo những người mà họ cho là đáng tin cậy và các nguồn truyền thông xã hội, điều mà theo ông có thể là mảnh đất màu mỡ cho các thuyết âm mưu conspiracy theories.
"Đã có rất nhiều chia sẻ trên mạng xã hội về thông tin hoàn toàn không đúng với những thông tin mà người trong ngành y và chính phủ nói. Thế nhưng có những người không được đào tạo hoặc không có trình độ học vấn về y tế thì họ thường tự tin nói về những điều nằm ngoài khả năng và lãnh vực của họ, và lạ lùng là có nhiều người tin vào những thông tin đó hơn là thông tin chính thống của chính phủ.”
Ông nói rằng việc đưa tin về một số cộng đồng sắc tộc không tuân thủ các biện pháp giãn cách trên các phương tiện truyền thông, cũng như các gói hỗ trợ của chính phủ liên bang đã không tới được một số cộng đồng tị nạn đang gặp khó khăn đã tạo một cái gọi là kinh nghiệm đại dịch của 'chúng ta và họ'.
Garang Dut cho biết thông tin bằng ngôn ngữ sẽ hữu ích, nhưng nó liên tục phải vật lộn với thông tin sai lệch từ phương tiện truyền thông xã hội.
"Các nguồn tin được dịch ra các ngôn ngữ và được phát thanh trên các phương tiện truyền thông chính phủ hay qua tivi rất hữu ích nhưng không đủ tác động, vì các nguồn thông tin trên các trang mạng xã hội vẫn liên tục đưa ra những thông tin sai lệch mỗi ngày.”
Ông nói, chừng nào mà cộng đồng chưa cảm thấy mình là một phần tham dự vào các biện pháp COVID, thì hiệu quả của các biện pháp y tế công cộng sẽ tiếp tục bị hạn chế.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung