Mục 230 trong Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông của Hoa Kỳ bảo vệ các công ty mạng internet khỏi các trách nhiệm pháp lý đối với nội dung mà người dung đăng tải, nhưng cũng đồng thời cho phép các nền tảng mạng xã hội này hình thành một sự điều hướng chính trị.
Tuy nhiên, các chính trị gia Hoa Kỳ tại một phiên điều trần Thượng viện đã không thể thống nhất trong việc làm thế nào để họ có thể buộc những gã khổng lồ công nghệ chịu trách nhiệm cho những gì xẩy ra trên môi trường trực tuyến.
Các giám đốc điều hành của Twitter, Facebook và Alphabet - tập đoàn chủ quản của Google, đều nói rằng điều luật này là thiết yếu cho sự tự do biểu đạt trên internet.
CEO của Twitter là Jack Dorsey.
Mục 230 là điều luật quan trọng nhất để bảo vệ ngôn luận trên internet. Và việc loại bỏ Mục 230 sẽ loại bỏ ngôn luận khỏi internet.
Giám đốc điều hành Alphabet, Sundar Pichai khẳng định rằng họ không hề có mục tiêu chính trị nào trong các hoạt động của mình.
“Để tôi nói rõ điều này. Chúng tôi tiếp cận công việc của mình mà không có thiên vị chính trị. Chấm hết. Nếu chúng tôi làm khác, nó sẽ đi ngược lại với cả lợi ích kinh doanh lẫn sứ mệnh của chúng tôi - đó là cung cấp thông tin cho tất cả mọi người bất kể họ sống ở đâu hay họ tin vào điều gì.”
Mark Zuckerberg của Facebook cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Mục 230, cho rằng nó không chỉ khuyến khích tự do ngôn luận, mà còn bảo vệ các nền tảng mạng xã hội khỏi những vướng mắc pháp lý mà ngăn cản các kênh truyền thông truyền thống đăng tải bình luận của người dùng.
Lúc này đây, các tranh luận đều tập trung vào Mục 230. Một số nói rằng chấm dứt mục 230 sẽ giải quyết tất cả các vấn đề của internet. Một số khác nói rằng nó sẽ chấm dứt Internet như chúng ta biết về nó. Theo quan điểm của chúng tôi, Mục 230 làm hai điều căn bản.
“Thứ nhất, nó khuyến khích tự do biểu đạt, điều vô cùng thiết yếu. Nếu không có mục 230, các nền tảng mạng có thể sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thứ mà người dùng phát ngôn. Họ sẽ phải đối mặt với một áp lực lớn hơn rất nhiều trong việc gỡ bỏ các nội dung để tránh rủi ro pháp lý. Thứ hai, mục 230 cho phép các nền tảng kiểm duyệt nội dung. Nếu không có 230, các nền tàng có thể sẽ phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý vì thực hiện ngay cả những kiểm duyệt căn bản, chẳng hạn như xóa những lời nói thù hận và quấy rối, điều mà tác động đến sự an toàn và an ninh của cộng đồng.”, Zuckerberg nói.
Phiên điều trần diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump nhiều lần kêu gọi các tập đoàn công nghệ phải chịu trách nhiệm về những hành vi được cho là tìm cách kìm nén những quan điểm bảo thủ.
Cuộc tranh luận trở nên căng thẳng sau khi CEO của Twitter Jack Dorsey nói rằng Twitter không có ảnh hưởng gì đến cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm nay.
Twitter trước đó đã ngăn cản việc chia sẻ một bài báo của tờ New York Post về con trai của Joe Biden - Hunter Biden và các nghi ngờ tham nhũng. Bài báo dựa trên nội dung được tìm thấy trong email từ một chiếc laptop được cho là thuộc về Hunter Biden.
Thượng nghị sỹ Cộng hòa Ted Cruz nói rằng Twitter không có quyền chặn bài báo này.
Ông Dorsey, ai đã bầu chọn ông, để ông quyết định điều gì mà truyền thông được phép tường thuật và điều gì người Mỹ được phép biết tới? Và tại sao ông cố chấp hành xử như một siêu thế lực ủng hộ Dân chủ, dập tắt những tiếng nói đi ngược với niềm tin chính trị của ông?
Ông Dorsey phản ứng lại bằng cách công nhận rằng công ty hiện đã có các vấn đề về mất niềm tin trong công chúng và chính trị gia - tuy nhiên bác bỏ rằng họ đã có thiên vị chính trị.
“Chúng tôi đang không làm điều đó, và đây là lý do vì sao tôi mở cuộc điều trần này với kêu gọi có thêm sự minh bạch. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi cần tạo được nhiều sự tin tưởng hơn. Chúng tôi nhận ra rằng cần phải có thêm trách nhiệm giải trình để thể hiện ý định của chúng tôi. Vì vậy tôi lắng nghe những mối quan ngại và ghi nhận chúng, nhưng chúng tôi muốn giải quyết những vấn đề đó với nhiều sự minh bạch hơn. "
Thượng nghị sỹ Dân chủ Brian Schatz nói rằng ông không có câu hỏi gì, và gọi phiên điều trần là “vô nghĩa lý”, nói rằng cuộc điều trần được lập ra chỉ để đảng Cộng hòa tấn công các công ty công nghệ.
Thượng nghị sỹ Dân chủ khác tại phiên điều trần là bà Amy Klobuchar thì lên tiếng cáo buộc các tập đoàn công nghệ lạm dụng việc chia rẽ trong xã hội để tăng lợi nhuận.
“Trên thực thế một trong những nhà nghiên cứu của các ông đã cảnh báo với các lãnh đạo cấp cao rằng ‘thuật toán của chúng ta lạm dụng việc bộ não của con người bị thu hút vào sự chia rẽ.’"
Cách mà tôi nhìn nhận điều đó, rằng càng có thêm sự chia rẽ, thì người dùng càng dành thêm nhiều thời gian trên các nền tảng mạng, mà càng nhiều thời gian, thì công ty lại kiếm thêm nhiều tiền.
CEO Facebook, Mark Zuckerberg phản đối trước luận điểm trên. Zuckerberg nói rằng, hầu hết nội dung trên các hệ thống của Facebook không liên quan chính trị, mà chủ yếu là những nội dung gần gũi nhất với người dùng.
“Chúng tôi thiết kế hệ thống của chúng tôi để cho mọi người thấy những nội dung mà có thể có nhiều ý nghĩa nhất đối với họ, không tìm cách gây chia rẽ nhiều nhất có thể. Hầu hết nội dung trên các hệ thống của chúng tôi không thuộc về vấn đề chính trị, nó là những thứ kiểu như bảo đảm rằng bạn có thể nhìn thấy khi mà họ chị em họ của bạn sinh con.”
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ không phải là những người duy nhất thúc đẩy sự cải cách trong cách hoạt động của những tập đoàn công nghệ khổng lồ.
Ủy ban điều hành của Liên minh châu Âu hiện đang soạn thảo một Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số mới, với mục đích ngoài việc giải quyết các hành vi lạm dụng thị trường của các tập đoàn thống trị, cũng sẽ giải quyết trách nhiệm pháp lý đối với nội dung có hại hoặc bất hợp pháp.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại