Trước coronavirus, các phương tiện báo chí truyền thông truyền thống đã mất doanh thu cho mạng xã hội.
Nhiều người đang chọn đọc tin tức từ tài khoản Facebook của họ, thay vì mua một tờ báo hoặc mở một bản tin thời sự trên TV.
Nay tổng trưởng ngân khó liên bang, Josh Frydenberg, muốn có một bộ quy tắc ứng xử bắt buộc những người khổng lồ công nghệ như Facebook trả tiền cho các nội dung tin tức.
“Chúng tôi tin rằng điều này rất quan trọng cho khả năng tồn tại trong tương lai của lĩnh vực truyền thông của Úc. Đây là vấn đề về cạnh tranh và tạo ra một sân chơi bình đẳng”.
Động thái này nhận được sự ủng hộ của thượng nghị sĩ đảng Xanh Sarah Hanson-Young.
“Các quy tắc này nên được áp dụng cho các công ty công nghệ lớn, những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ, đã bị bỏ qua quá lâu. Chúng tôi rất vui khi thấy việc này cuối cùng đã xảy ra”.
Cơ quan giám sát cạnh tranh và tiêu thụ ACCC đã được giao nhiệm vụ tạo ra bộ quy tắc ứng xử.
Chúng tôi tin rằng điều này rất quan trọng cho khả năng tồn tại trong tương lai của lĩnh vực truyền thông của Úc. Đây là vấn đề về cạnh tranh và tạo ra một sân chơi bình đẳng.
Chủ tịch ACCC Rod Sims thừa nhận không có gì chắc chắn bộ luật này sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa ra một bộ luật, một bộ luật có hiệu lực pháp luật. Sẽ áp dụng các hình phạt. Nhưng tôi hy vọng chúng ta có thể tìm ra điều gì đó mà các công ty báo chí truyền thông truyền thống có thể sống cùng mạng xã hội, một nền tảng để chúng ta chia sẻ tốt hơn. Đây là một bài toán phức tạp”.
Tây Ban Nha và Pháp đã cố gắng và thất bại trong việc yêu cầu Google và Facebook trả tiền cho tin tức được sản xuất tại địa phương.
Nếu Úc thành công, Úc sẽ thành nước tiên phong.
Trong một tuyên bố, Facebook cho biết họ thất vọng với thông báo của chính phủ Úc.
Facebook nói rằng "đã đầu tư hàng triệu đô la tại địa phương để hỗ trợ các nhà xuất bản Úc thông qua việc sắp xếp nội dung, hợp tác và đào tạo cho ngành kỹ nghệ."
Google cũng đưa ra một tuyên bố. Họ nói rằng "đã làm việc trong nhiều năm để trở thành đối tác liên kết với ngành tin tức, giúp báo chí phát triển kinh doanh thông qua quảng cáo, dịch vụ đăng ký và tăng lượng khán giả bằng cách thúc đẩy lưu lượng truy cập có giá trị"
Tổng trưởng ngân khố cho biết ông có một thách thức lớn ở phía trước.
Google và Facebook tác động lớn đến nền báo chí ở Úc, với số lượng phóng viên báo in và trang tin giảm hơn 20% kể từ năm 2014.
"Đây là những công ty lớn mà chúng tôi đang làm việc. Nhưng cũng có rất nhiều bên liên quan nên chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc chiến này”.
Nhưng giáo sư Amanda Lotz, một học giả truyền thông từ Đại học Queensland nói rằng sự đồng bộ hóa là tương lai của truyền thông Úc.
“Chúng ta đang cố gắng tìm kiếm doanh thu bổ sung từ quảng cáo trên FB, việc này giống như sơn phết bên ngoài ngôi nhà của bạn trong lúc ngôi nhà của chúng ta - báo chí truyền thống đang sụp đổ.
Chúng ta đang phân biệt Internet và khả năng chia sẻ tin tức qua mạng xã hội, khi các sản phẩm quảng cáo của mạng xã hội thực sự đã thay đổi cho phù hợp với báo chí.
Mạng xã hội đề ra các giá trị mà họ có thể cung cấp cho độc giả, nó lấy đi rất nhiều lợi tức khiến các tờ báo không thể thay thế.”
Bản dự thảo luật của ACCC sẽ được công bố vào tháng Bảy.
Úc có động thái này chỉ vài tuần sau khi cơ quan quản lý cạnh tranh Pháp ra lệnh buộc Google đàm phán với các hãng tin, báo đài về khoản tiền thanh toán nếu sử dụng lại nội dung của họ trong công cụ tổng hợp tin tức (Google News) và công cụ Tìm kiếm của Google.
Google và Facebook tác động lớn đến nền báo chí ở Úc, với số lượng phóng viên báo in và trang tin giảm hơn 20% kể từ năm 2014 vì doanh thu quảng cáo trên website bị các gã khổng lồ công nghệ áp đảo.
Các quy định mới của Úc cũng sẽ bao gồm việc chia sẻ dữ liệu, xếp hạng và hiển thị nội dung tin tức, được thực thi thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp và mức phạt hành chính.
Theo số liệu chính phủ, khoảng 17 triệu người Úc sử dụng Facebook mỗi tháng và dành trung bình 30 phút cho sử dụng mạng xã hội này hằng ngày, trong khi 98% thao tác tìm kiếm trên smartphone ở Úc sử dụng Google.
--
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại