Ba cựu Bộ trưởng Lao động NSW dính líu trong vụ tham nhũng: phúc trình của ICAC

Eddie Obeid, Tony Kelly và Joe Tripodi

Eddie Obeid, Tony Kelly và Joe Tripodi Source: AAP

Một cuộc điều tra tham nhũng đối với công ty cấp nước gây nhiều tranh luận ở New South Wales đã trình ra các khám phá mới.


Một số chính trị gia trong đó có cựu Thủ hiến tiểu bang đã buộc phải từ chức do các vấn đề liên quan đến cuộc điều tra nói trên.

Sau việc từ chức của một cựu Bộ trưởng tiểu bang, một nghị sĩ và một Thủ hiến diễn ra, cơ quan bài trừ tham nhũng New South Wales đã trình ra bản phúc trình điều tra về công ty cấp nước có tên là Australian Water Holdings gọi tắt là AWH.

Việc thẩm định được chờ đợi từ lâu của Ủy ban Độc lập Bài Trừ Tham nhũng ICAC đã tìm thấy 3 cựu Bộ trưởng thuộc đảng Lao động là các ông Tony Kelly, Eddie Obeid và Joe Tripodi có dính líu trong cạc vụ tham nhũng nghiêm trọng.

Một nhân viên có tên là Laurie Brown cũng bị tìm thấy có dính líu trong vụ tham nhũng nói trên.

Là một cựu Bộ trưởng Ngư nghiệp, ông Obeid hiện thọ án tù về tội hành động sai trái, khi trước đó ông nầy bị xét có tội trong việc vận động một công chức về các khế ước  thuê mướn các quán ăn sang trọng nhìn ra biển ở Sydney, mà ông không hề khai báo có phần hùn của gia đình ông trong đó.

Giảng viên cao cấp về môn chính trị học tại Đại học Kỹ Thuật Sydney, tiến sĩ Bligh Grant nói rằng việc ban hành bản phúc trình khiến người dân Sydney cảm thấy nhẹ nhõm.

"Có một cảm tưởng chung là người ta không thể nào tin được với các chính phủ liên tiếp tại New South Wales, về điều rất quan trọng là Ủy ban Bài trừ Tham nhũng đã tiến hành ít nhất là một số phương hướng trong vấn đề nầy, bởi vì các chính phủ tại tiểu bang thực sự đã trải qua cơn khủng hoảng pháp lý nghiêm trọng trong quá khứ và chuyện nầy đã diễn ra gần một thập niên qua".

Thế nhưng không có khám phá nào đối với cựu nghị sĩ nay là một Bộ trưởng trong chính phủ, đó là ông Arthur Sinodinos.

Là cựu giám đốc công ty tư nhân có tên là AWH, ông nầy đã bị tạm ngưng chức Phụ tá Tổng trưởng Ngân khố trong chính phủ của ông Tony Abbott hồi năm 2014, do cáo buộc tham nhũng khi ông nầy thu lợi về mặt tài chính, nếu một thỏa hiệp đạt được giữa công ty của ông với Sở Thủy Cục do nhà nước quản lý.

Ông nầy đã được phục hồi chức vụ 18 tháng sau đó.

Ông điều trần trước Ủy ban Bài trừ Tham nhũng rằng, việc thu lợi không hề xảy ra đối với ông ta khi có tin tiết lộ rằng ông sẽ hưởng lợi nếu hợp đồng được chấp thuận, bởi vì việc nầy đã không xảy ra.
"Không cần biết chuyện tham nhũng nào mà quí vị đề cập đến, mọi chuyện sẽ được diễn tiến trước tòa án, thế nhưng chúng ta nên rất rõ ràng là quốc gia nầy và không có đảng phái chính trị nào dung thứ cho chuyện tham nhũng, cho dù có liên hệ đến cấp cao đi nữa, vậy thôi", ông Bill Shorten.
Hồi tháng 4 năm 2014, Thủ hiến New South Wales Barry O'Farrell thuộc đảng Tự do từ chức, giữa lúc có tin đồn liên quan đến chai rượu trị giá 3 ngàn đô la mà ông nầy đã nhận được như một món quà tặng từ một cựu giám đốc khác của công ty AWH, đó là ông Nick Di Girolamo.

Thủ hiến hiện thời là bà Gladys Berejiklian hoan nghênh các khám phá và gọi đó là một thí dụ khác về chuyện tham nhũng của chính phủ Lao động cũ.

Nay vấn đề tùy thuộc vào Công tố viện, có mở cuộc truy tố hay không.

Bộ trưởng Cảnh sát New South Wales Troy Grant cho biết, ông hy vọng các vụ truy tố sẽ thực hiện.

"Việc phục hôi niềm tin của công chúng trong giới chính khách, chưa bao giờ lại quá cần thiết như vậy. Cách thức vãn hồi niềm tin là buộc những người đó phải chịu trách nhiệm về những việc họ làm".

Còn giáo sư Grant của Đại học Kỹ thuật New South Wales nói rằng, công chúng hiện hy vọng về một kết quả tương tự.

"Tôi hy vọng Công tố viện sẽ chịu nhiều áp lực để đưa ra các cáo trạng hình sự, đặc biệt là do đã có những bất mãn lan rộng trong công chúng về kết quả của những vụ điều tra như vậy trước đây, vì vậy tôi có thể tưởng tượng ra rằng những nghi can sẽ bị nhiều cơ hội truy tố hơn, do họ cũng là những người rất nổi tiếng nữa".

Trong khi đó, lãnh tụ đối lập Bill Shorten nhấn mạnh rằng, ông không dung thứ cho bất cứ cáo buộc nào về vấn đề hạnh kiểm bất xứng trong đảng ông.

Ông hy vọng các chính trị gia khác tại Úc, cũng có cùng cảm nghĩ như ông.

"Đảng Lao động không bao giờ tha thứ cho chuyện tham nhũng, dù đó là các chính trị gia, nghiệp đoàn, chủ nhân hay ngân hàng chẳng hạn".

"Chúng tôi muốn chắc chắn rằng không có chỗ cho chuyện tham nhũng và không bao giờ tha thứ cho chuyện nầy".

"Không cần biết chuyện tham nhũng nào mà quí vị đề cập đến, mọi chuyện sẽ được diễn tiến trước tòa án, thế nhưng chúng ta nên rất rõ ràng là quốc gia nầy và không có đảng phái chính trị nào dung thứ cho chuyện tham nhũng, cho dù có liên hệ đến cấp cao đi nữa, vậy thôi", ông Bill Shorten.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share