Quan điểm của những người trẻ Úc

The Outlook

The Outlook Source: SBS

Quan điểm của những người trẻ Úc sẽ được trình bày trước Liên hiệp quốc trong vài tuần lễ nữa.


Người thanh niên Adelaide được vinh dự nầy vừa hoàn tất chuyến du hành trong 6 tháng để lắng nghe các ý kiến tại các tiểu bang và lãnh thổ.

Amos Washington 22 tuổi là Đại diện Giới trẻ Úc tại Liên hiệp quốc và anh nầy sẽ dành 6 tuần lễ tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Nữu Ước, để đọc bài diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

Trong 6 tháng qua, anh nầy đã du hành khắp nước Úc và thực hiện hơn 150 cuộc tham vấn với những người trẻ, qua câu hỏi, ‘Nước Úc sẽ như thế nào một khi người trẻ có tiếng nói lớn hơn?’.

Anh cho biết, một chủ đề thường được nói đến khi anh tiếp xúc với họ, đó là vấn đề tâm thần.

“Những người trẻ thường liên kết giữa sức khỏe tâm thần yếu kém hay hoàn cảnh nghèo khó với các vấn đề khác mà họ đối diện, chẳng hạn như sự kỳ thị, bất bình đẳng giới tính, kỳ thị chủng tộc, thiếu cơ hội việc làm, cũng như thiếu các không gian an toàn và vui hưởng cho giới trẻ. Họ có nhiều sự liên kết giữa các vấn đề như vậy và tình trạng nói chung là thiếu đi sự thịnh vượng”.

Anh cho biết, một số người trẻ cho anh biết họ nghĩ là những người hoạch định chính sách Úc, không tôn trọng ý kiến của họ.

“Nhiều người trẻ cũng nói với tôi về việc họ cảm thấy thế nào, khi các ý kiến của họ không được người khác xem trọng, cũng như với những người lớn tuổi trong cộng đồng trong nhiều trường hợp".

"Tôi nghĩ điều đó rất đáng quan ngại, chúng tôi nói chuyện với rất nhiều người trẻ chưa từng có kinh nghiệm về một thế giới thực sự, thế nhưng mọi người đang sống trong một thế giới hiện thực và trải qua nhiều vấn đề ảnh hưởng đến những người khác".

"Chẳng hạn như vấn đề tâm thần, có thể ảnh hưởng đến mọi người ở các độ tuổi, thế nhưng đó là cách thức những người trẻ hiểu biết về kinh nghiệm nầy, chúng ta cần lưu ý đến".

"Đặc biệt họ có các kinh nghiệm độc đáo, có các quan niệm khác biệt về các vấn đề cộng đồng và nếu chúng ta không lắng nghe, thì chúng ta không thể biết được toàn diện bức tranh tổng thể”, Amos Washington.

Nhóm đại diện cho dịch vụ cho người trẻ tại New South Wales có tên là Youth Action, ‘Người Trẻ Hành động’, cũng thăm dò giới trẻ Úc trong năm nay.

Nhóm đã hỏi 500 người trẻ, tuổi từ 12 đến 25 về quan điểm của họ đối với giáo dục, gia cư và nhân dụng.

Trong khi nhiều người bày tỏ quan ngại về tình trạng bất bình đẳng gia tăng tại Úc, người đứng đầu của nhóm là bà Katie Acheson nói rằng, câu trả lời của họ tiết lộ là họ lạc quan về tương lai.
"Vâng, điều đó thật đau lòng, thế nhưng có nhiều người và các nhóm cộng đồng hiện đứng lên tranh đấu và tôi nghĩ các chính trị gia của chúng ta cần bắt đầu lắng nghe”, Nicole Hutton.
Bà cho biết, viễn tượng tích cực không chỉ là một nhiệm vụ của người trẻ mà bà tin rằng, sẽ là một thế hệ của những người chuyên về kỹ thuật số, cũng có liên quan đến nữa.

“Họ có các loại điện thoại thông minh và máy tính bảng trong tay, kể từ khi còn là một đứa bé, điều đó có nghĩa là chúng cũng tiếp cận thêm nhiều thông tin về những gì có thể làm tốt hơn".

"Vì vậy có ý kiến cho rằng, chúng có thể thực sự thay đổi cả thế giới, có khả năng là một phần của thực thể ở tương lai đối với những người khác".

"Vì vậy tôi nghĩ là đã có một thái độ lạc quan mà chúng ta thấy ở các thế hệ tranh đấu trong quá khứ".

"Chúng ta chứng kiến ở những người trẻ hiện nay, khi chúng mang các hoạt động vào cộng đồng địa phương, rất bận rộn với cộng đồng về mặt chính trị và xã hội, cũng như họ tìm cách làm thay đổi thế giới do họ thấy có khả năng làm được, có lẽ qua trang mạng xã hội và internet thực sự đã giúp cho chúng”, Katie Acheson.

Bà cho biết, những người trả lời cuộc khảo sát rất chân thành và quan tâm đến kết quả, vốn cổ xúy cho bình đẳng, quân bình và sự trong sáng.

“Khi chúng ta nhìn vào vấn đề khả năng mua nhà, tiếp cận nền giáo dục và các cơ hội việc làm, tôi nghĩ chẳng có biến chuyển nào từ phía chính phủ và thực sự từ Quốc hội nữa, họ chẳng có một kế hoạch rõ ràng để nói làm thế nào để giải quyết các vấn đề nầy".

"Người trẻ thấy rất rõ rằng sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, có nhiều người phải phấn đấu cật lực hơn bao giờ hết, và thế hệ của họ là thế hệ đầu tiên phải sống dưới mức nghèo khó hơn các bậc cha mẹ".

"Điều tốt đẹp chúng tôi nhận thấy trong suốt bản phúc trình là những người trẻ quan tâm về những gì có ý nghĩa đối với cả nước, chứ không chỉ cho riêng họ. Vì vậy họ không chỉ quan tâm đến chínhhọ mà nghĩ nhiều về người khác”, Katie Acheson.

Một vấn đề khác thu hút những người trẻ Úc hồi đáp với niềm đam mê, là phản ứng của đất nước nầy với sự thay đổi khí hậu.

Nicole Hutton là một người Thổ dân Úc hiện cộng tác với Hệ thống Khí hậu của Giới trẻ Thổ dân, vốn liên kết với Liên hiệp Khí Hậu của Giới trẻ Úc.

Bà cho biết, giới trẻ theo dõi các nhà lãnh đạo chính trị tranh giành nhau về việc, làm cách nào tốt nhất để phản ứng lại hiện tượng nầy, đã làm chia rẽ nước Úc.

“Điều đáng thất vọng khi một người trẻ lớn lên, nhìn thấy các nhà lãnh đạo tranh giành nhau về những chuyện mà hầu hết mọi người đều biết, không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra cho chúng ta, để có thể thực hiện sự thay đổi và chấm dứt tình trạng thay đổi khí hậu, trước khi quá tệ hại".

"Vâng, điều đó thật đau lòng, thế nhưng có nhiều người và các nhóm cộng đồng hiện đứng lên tranh đấu và tôi nghĩ các chính trị gia của chúng ta cần bắt đầu lắng nghe”, Nicole Hutton.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share