Trường hợp COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng tại New Zealand đầu tiên sau 6 tháng, khiến quốc gia nầy phải ban hành việc phong tỏa cả nước.
Kể từ khi loan báo trường hợp đầu tiên, đã có thêm các vụ khác được phát hiện.
Thành phố lớn nhất là Auckland bị phong tỏa trong 7 ngày, trong khi những nơi khác tại Tân Tây Lan bị đóng cửa trong 3 ngày.
Thủ Tướng Tân Tây Lan, Jacinda Ardern cho biết, đó là phương cách duy nhất nhằm ngăn chận việc lây nhiễm, với các viên chức xác nhận ca lây nhiễm là do biến chủng Delta.
“Biến chủng Delta được gọi là kẻ thay đổi cuộc chơi, điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan".
"Chúng ta đã thấy điều gì có thể xảy ra ở những nơi khác, nếu chúng ta không vượt lên được".
'Chúng ta chỉ có một cơ hội và cấp độ phong tỏa 4 sẽ được ban hành trong khoảng thời gian ban đầu là 3 ngày, ngoại trừ Auckland và bán đảo Coromandel, những nơi mà chúng tôi dự đoán sẽ có khả năng ở cấp độ 4 trong 7 ngày, do chúng có liên quan chặt chẽ nhất với trường hợp hiện tại của chúng ta”, Jacinda Ardern.
Được biết tỷ lệ tiêm chủng tại Tân Tây Lan đứng sau rất nhiều nước trên thế giới, sau cả nước Úc.
Chỉ có hơn 2,2 triệu liều vắc xin chống COVID-19 đã được tiêm chủng, với chỉ có 17 phần trăm dân số 5 triệu người được chủng ngừa đầy đủ, trong khi Úc tỷ lệ là 21,2 phần trăm và hơn 15 triệu người đã được tiêm chủng.
Tại các nước có mức tiêm chủng cao hơn, nhà cầm quyền hiện ngày càng quan tâm đến mũi tiêm chủng tăng cường thứ ba.
Tại bán đảo Balkans, Serbia bắt đầu tiêm cho những người được chủng ngừa ít nhất 6 tháng trước.
Nhà cầm quyền địa phương sẽ liên lạc với các nhân viên y tế, các bậc cao niên và những người có hệ thống miễn dịch yếu kém.
Bác sĩ Zoran Bekic, giám đốc trung tâm chủng ngừa qui mô tại Belgrade thúc giục công chúng hãy cho thấy trách nhiệm tập thể.
"Tôi phải nói rằng tình hình dịch bệnh ngày càng tệ hại hơn".
"Hồi tuần qua con số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày là khoảng 129 người và con số đó hiện gia tăng, khi chúng ta vượt quá 1 ngàn trường hợp".
'Việc nầy tất cả là do việc chủng ngừa chậm lại, chúng ta đã lơi lỏng và nghĩ rằng dịch bệnh đã qua đi, thế nhưng không may mọi chuyện không phải như vậy".
"Các bệnh viện nhanh chóng kín chỗ, nhưng tôi không nghĩ một hoàn cảnh quyết liệt như thế nầy, như đã diễn ra hồi mùa đông vừa qua lúc chúng ta chưa tiêm chủng và 50 phần trăm dân chúng không được miễn nhiễm”, Zoran Bekic.
Serbia có khoảng 7 triệu người, cho đến nay tỷ lệ tiêm chủng là 50 phần trăm hầu hết với vắc xin Sinopharm của Trung Quốc và Sputnik 5 của Nga, thế nhưng cũng có vắc xin Pfizer và AstraZeneca.
Trong khi đó, Hoa Kỳ có thể là quốc gia kế tiếp khi các nhà nghiên cứu và giới chức y tế theo dõi hiệu quả thực tế của vắc xin, để xem việc bảo vệ kéo dài được bao lâu.
Tiến sĩ Melanie Swift là bác sĩ tại bệnh viện Mayo cho biết, những người đầu tiên chích vắc xin tại Mỹ có thể là những người hàng đầu nhận được vắc xin tăng cường.
“Chúng ta từng tiên đoán từ lâu rằng, dường như phải cần có liều tiêm chủng tăng cường có căn bản hàng năm, cũng như dựa trên phản ứng của chúng ta đối với các loại vắc xin chống virus, cùng những kinh nghiệm đã có với coronavirus nói chung, vì vậy việc nầy diễn ra không làm chúng ta ngạc nhiên lắm”, Melanie Swift.
Bà cho biết vắc xin tăng cường là chuyện thông thường, trong tình trạng của hầu hết các loại thuốc chủng.
“Điều quan trọng là bắt đầu hiểu được sự khác biệt giữa liều tiêm chủng sơ khởi, có thể gồm một loạt các mũi chích với một mũi tăng cường".
'Vì vậy mũi tiêm tăng cường nhằm gia tăng tính miễn dịch, vốn có thể giảm bớt trong thời gian".
"Tất cả chúng ta đều nhận được nhiều mũi chích bệnh uốn ván tetanus hồi còn nhỏ và chúng ta giả định được miễn nhiễm chống lại bệnh nầy".
"Thế nhưng qua thời gian, mức độ miễn nhiễm của chúng ta phai dần đi, vì vậy chúng ta chích mũi tăng cường tetanus mỗi 10 năm, không phải vì mũi chủng ngừa đầu tiên không hiệu quả, mà do hệ thống miễn nhiễm bắt đầu quên đi cách phản ứng chống lại virus”, Melanie Swift.
"Việc cung cấp oxy khá đầy đủ cũng như hầu hết thuốc men khác, do đó tình hình rõ ràng không còn ở đỉnh điểm”, Arjuna de Silva.
Trong khi đó tại thành phố Nữu Ước, những thực khách dùng bữa tối trong nhà, hoặc chen lấn nhau tại các viện bảo tàng hay phòng triển lãm, hoặc tại các phòng tập thể dục, nay phải xuất trình bằng chứng ít nhất tiêm chủng một mũi vắc xin chống COVID-19.
Đây là một nỗ lực lớn lao tại Mỹ, nhằm loại trừ những người chưa tiêm chủng khỏi các hoạt động trong nhà.
Lệnh nầy được Thống Đốc Bill De Blasio loan báo 2 tuần trước, nhằm khuyến khích có thêm người đi chủng ngừa.
Các chủ khách sạn nói rằng, họ không gặp nhiều phản kháng.
“Là một người Pháp, nước Mỹ được xem là một đất nước tự do, thế nhưng tôi rất ngạc nhiên khi thấy mọi người rất nghe lời và chẳng ai than phiền chi nhiều".
'Mọi người đều cho rằng ‘được rồi 'ổn với bạn hoặc bất cứ điều gì, bạn biết không?'.
"Vì vậy thật tốt cho cá nhân tôi với tư cách là một chủ doanh nghiệp, chúng tôi có thể giữ cho thành phố đi đúng hướng và mọi thứ được sắp xếp, cũng như biết được điều gì đang xảy ra”, một chủ khách sạn.
Trong khi một số quốc gia nới lỏng các hạn chế, thì tại những nước khác lại thắt chặt.
Nhật Bản hiện phấn đấu kiểm soát các vụ bùng phát chỉ vài tuần lễ sau Thế Vận Hội kết thúc và trước khi Thế Vận Hội Khuyết tật bắt đầu vào ngày 24 tháng 8 sắp tới.
Thủ Tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga chính thức nới rộng và kéo dài tình trạng khẩn cấp, khi có thêm các khu vực được thêm vào danh sách các điểm nóng.
“Trong khi tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt các ca nhiễm COVID-19 càng nhiều càng tốt, thì chúng ta phải gia tốc việc tiêm chủng".
'Dựa trên những hiểu biết về tình hình với số ca nhiễm và việc sử dụng giường bệnh tại mỗi vùng, chúng ta nới rộng các biện pháp khẩn cấp đến nhiều khu vực khác".
"Thêm vào đó là chuyện tăng cường hệ thống chăm sóc tại bệnh viện, để mọi người có thể nhận được sự chữa trị cần thiết, vì vậy chúng tôi quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp”, Yoshihide Suga.
Được biết Tokyo bị ảnh hưởng nặng nề do trận bùng phát nạn dịch mới đây, với 4377 ca nhiễm mới được ghi nhận vào hôm qua.
Ở những nơi khác trên thế giới, tại Sri Lanka một đợt gia tăng các ca nhiễm chưa từng có trước đây đã được ghi nhận.
Được biết làn sóng lây nhiễm sau cùng tại nước nầy, bắt đầu hồi tháng 4 và trở nên tệ hại nhất trong thời kỳ đại dịch, khiến số tử vong chiếm 80 phần trăm số người chết trên cả nước.
Các nhà lãnh đạo hiện hy vọng gia tăng mức độ chủng ngừa, sẽ giúp họ vượt thoát.
Tiến sĩ Arjuna de Silva thuộc đại học Kelaniya cho biết, các bệnh viện hiện bị nhiều áp lực.
“Cho đến nay tôi nghĩ chính phủ đã có nhiều biện pháp quan trọng nhằm chế ngự việc nầy, bao gồm hạn chế gắt gao mọi người di chuyển giữa các tỉnh".
'Vào lúc nầy chúng ta có dư các giường bệnh, thế nhưng các phòng chăm sóc đặc biệt ICU hiện thiếu hụt".
"Việc cung cấp oxy khá đầy đủ cũng như hầu hết thuốc men khác, do đó tình hình rõ ràng không còn ở đỉnh điểm”, Arjuna de Silva.
Các viên chức tin tưởng, họ sẽ nhận đủ liều lượng vắc xin để chủng cho 70 phần trăm dân số nước nầy vào cuối tháng 9.
Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại