Du học ở Úc (90) Những khóa học kéo dài visa

Visa application

Visa application Source: Wikipedia

Tìm hiểu những khóa học khá kỳ lạ lần theo quảng cáo, ví dụ mỗi tuần chỉ học một ngày mà vẫn duy trì được visa ở Úc một cách hợp pháp. Có đáng tin không?


Những khóa học kéo dài visa

Đọc các báo tiếng Việt, không khó để tìm thấy những mẩu quảng cáo về các khóa học với học phí thấp, chỉ học 1 ngày trong tuần.

Một trung tâm tư vấn du học và di trú trên đường Sussex, Haymarket ở Sydney quảng cáo: “Chuyên làm thủ tục chuyển trường, giúp đỡ các bạn có nguyện vọng chuyển trường, chuyển lớp nếu không muốn học lên đại học. Chúng tôi có khóa học chỉ 1 ngày/ tuần thích hợp cho các bạn sinh viên đang có việc làm part-time”.

Thời khóa biểu mỗi tuần chỉ học một ngày này khá kỳ lạ đối với du học sinh, những người bắt buộc phải học toàn thời gian, thông thường là khoảng 4 môn mỗi kỳ.

Ở bậc đại học, thời lượng cho mỗi môn vào khoảng 3 tiếng/ tuần, bao gồm cả lecture và tutor. Với khối lượng như vậy thì bạn nào khéo sắp xếp lắm cũng phải học hai ngày rưỡi/ tuần.
Course advertisement
Source: Supplied
Chuyên viên tư vấn Du học và Di trú tại Marrickville, Sydney Nguyễn Duy Tùng giải thích về các khóa học này.

Nguyễn Duy Tùng: Những khóa học đấy chủ yếu là lấy certificate hoặc diploma để giữ visa. Học phí là từ $1 ngàn đến $2 ngàn một học kỳ, mỗi năm thường có 4 kỳ. Sinh viên các nước đến từ Thái Lan hay Đài Loan, quá trình xin visa của họ khá dễ dàng nên việc học các khóa học này hầu như không ảnh hưởng gì.

Kim Cúc SBS: Vậy du học sinh Việt Nam học những khóa này thì có ảnh hưởng gì đến visa không?

Những trường đó, chất lượng giảng dạy thường không cao, mình không có đam mê học nên trong quá trình học mình dễ bị xao nhãng. Vì thế, có một số bạn đã bị trường hủy CoE vì không đi học đủ. Một khi đã bị hủy CoE thì rất khó để xin các visa sau này.

Kim Cúc SBS: Khi đã học xong cử nhân hay thạc sĩ mà lại đăng ký học thêm những khóa học lấy chứng chỉ như vậy thì có vấn đề gì không?

Trong chính sách của Sở Di trú không khuyến khích việc này. Nhưng sau khi có Temporary visa, mình có thể học thêm visa sinh viên cho một hai khóa như thế này vì họ nghĩ mình có nhu cầu đi học thật và mang lại lợi ích cho nước Úc. Nhưng nếu bạn làm đến lần thứ ba thì sẽ có nhiều vấn đề, họ biết bạn đi học chỉ để nối dài visa và chỉ muốn ở lại Úc để đi làm thì họ không hề khuyến khích.

Kim Cúc SBS: Anh có từng gặp trường hợp nào đang học với các trường giá rẻ như thế này mà trường bị đóng cửa không? Lúc đó sinh viên phải làm gì?

Công bằng mà nói, có những trường không rẻ lắm, như Raffle, mà cũng bị đóng cửa. Lúc đó, họ sẽ gửi giấy tờ cho sinh viên đi tìm trường mới hoặc giới thiệu sinh viên sang trường mới. Ví dụ như cuối năm nay trường Curtin (Sydney) đóng cửa, họ đã giới thiệu sinh viên qua các trường khác như UTS, La Trobe.

Nếu họ không giới thiệu, sinh viên phải tự đi tìm trường mới. Nhưng thông thường, trong các trường hợp đó, Sở Di trú sẽ không hối thúc, nên các bạn có thời gian để đi tìm trường.

Kim Cúc SBS: Làm sao để biết một khóa học nào đó có được đăng ký với Bộ Giáo dục và Bộ Di trú hay không?

Khóa học nào đã đăng ký đều có một mã số gọi là CRICOS. Mã số này thường được ghi rõ trong thư mời nhập học. Nếu trường không cung cấp được cho bạn mã số này, rất có thể đó là một khóa học chưa được đăng ký với Bộ Giáo dục và Bộ Di trú.

Các bạn vào trang web để kiểm tra mã số CRICOS cũng như các thông tin khác về khóa học của mình.

Image

Respect. Now. Always

Và những kênh khác để trình báo, tìm kiếm hỗ trợ khi bị quấy rối tình dục.

Respect. Now. Always là một chương trình do Universities Australia phát triển, nhằm bảo vệ các sinh viên và nhân viên trường đại học trước các vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục.

Theo một khảo sát năm 2015 của Hiệp hội Sinh viên Quốc gia Úc thì có đến 27% sinh viên nữ cho biết mình bị quấy rối tình dục theo hình thức này hoặc hình thức khác. Còn theo một thống kê khác của Cục Thống kê Úc thì cứ 5 phụ nữ từ 15 tuổi trở lên thì có 1 người đã từng bị quấy rối tình dục.

Dưới đây là các cách để trình báo khi bị quấy rối tình dục, các bạn có thể chọn cách nào tiện nhất và bạn thấy yên tâm nhất.

  • Gọi lên đường dây nóng 24h của chiến dịch Respect. Now. Always 1800 73 77 32
  •  - 1800 333 000 để trình báo, không cần tiết lộ danh tính
  • Liên lạc với NSW Victims Services, trình báo sự việc và yêu cầu sự bảo vệ. Trong những trường hợp cần thiết, kẻ tấn công bạn sẽ bị bắt hoặc bị cách ly, không được tiếp cận bạn.
  • Các chuyên viên tư vấn tâm lý ở các trường đại học sẵn sang lắng nghe để tư vấn và điều trị, giúp bạn vượt qua những tổn thương tinh thần và sớm lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Ngoài nữ giới, những người chiếm phần đông trong các nạn nhân của những vụ quấy rối tình dục, thì, chiến dịch Respect. Now. Always cũng ghi nhận và hướng đến việc giúp đỡ cả nam giới và cộng đồng LGBTI trong trường hợp họ bị tấn công và quấy rối. Mỗi nhóm có thể chọn và tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ phù hợp với mình.

 


Share