Những hiểu lầm thường gặp về kem chống nắng

Các nhà khoa học trong và ngoài nước đang lên tiếng cảnh báo về các thông tin sai lệch liên quan đến kem chống nắng trên mạng xã hội. Liệu kem chống nắng có gây ung thư, hay làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể? Sau đây là câu trả lời của chuyên gia.

A parent applies sunscreen to a child's face - she braces as she prepares to be spritzed in the face

With Australia sitting almost at the top of world’s skin cancer rates, scientist are urging to be cautious on social media platforms, and continue using sunscreen, and other forms of sun protection. Source: Moment RF / Getty Images

Dữ liệu mới từ Nha Thống kê Úc (ABS) cho thấy giới trẻ Úc từ 15-24 tuổi ít có thói quen bảo vệ da khi ra nắng vào thời điểm tia UV đạt đỉnh. Thậm chí, chỉ 53,9% người Úc có biện pháp bảo vệ da phù hợp khi ra nắng.

Với tỷ lệ ung thư da ở Úc gần như đứng đầu thế giới, các nhà khoa học đang kêu gọi người dân thận trọng trước những thông tin sai lệch trên mạng xã hội, và tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ da, bao gồm sử dụng kem chống nắng.

Vậy những hiểu lầm thường gặp về kem chống nắng là gì, và các chuyên gia nói gì về chúng?

Kem chống nắng có gây ung thư không?

Theo giáo sư Rachel Neale thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa QIMR Berghofer, Queensland, có bằng chứng rõ ràng cho thấy kem chống nắng giúp giảm nguy cơ ung thư da.

Bà dẫn chứng một một nghiên cứu ngẫu nhiên với 1.600 người tham gia.

“Chúng tôi yêu cầu một nửa số người tham gia sử dụng kem chống nắng mỗi ngày trong vòng 4,5 năm, và nhóm còn lại hầu như không sử dụng kem chống nắng,” bà nói với SBS News.

Kết quả cho thấy nhóm sử dụng kem chống nắng giảm rõ rệt nguy cơ ung thư da, tổn thương tiền ác tính, và lão hóa da.

Hóa chất trong kem chống nắng có gây hại không?

Hồi năm 2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố một phúc trình cho thấy .

Tuy nhiên, theo giáo sư Neale, điều đó không có nghĩa là các hóa chất này gây hại cho sức khoẻ.

“Hiện tại, chúng tôi có bằng chứng rõ ràng về lợi ích của kem chống nắng, nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy nó gây hại,” bà nói.

“Trên thực tế, rất nhiều hóa chất mà mọi người lo ngại cũng xuất hiện trong các sản phẩm khác mà chúng ta sử dụng hàng ngày.”

Kem chống nắng đắt tiền có tốt hơn không?

Theo Giáo sư Neale, kem chống nắng đắt tiền có thể cho cảm giác dễ chịu hơn khi thoa lên da, nhưng hiệu quả bảo vệ thì không khác biệt.
Miễn là sản phẩm có dán nhãn SPF (Hệ số chống nắng) và được Cục Quản lý Dược phẩm TGA chấp thuận, thì đó là kem chống nắng chất lượng tốt.
Giáo sư Rachel Neale, Viện Nghiên cứu Y khoa QIMR Berghofer

Còn kem chống nắng tự làm thì sao?

Giáo sư Neale không khuyến khích sử dụng kem chống nắng tự làm vì không bảo đảm hiệu quả bảo vệ da khỏi tia UV.

Kem chống nắng có làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể?

Giáo sư Neale giải thích rằng các bước sóng trong ánh nắng mặt trời tạo ra vitamin D trùng với các bước sóng gây cháy nắng.

“Trong các nghiên cứu đã được thực hiện trong điều kiện thử nghiệm, khi ai đó bôi kem chống nắng trước khi tiếp xúc với bức xạ UV nhân tạo, thì lượng vitamin D hấp thụ sẽ thấp hơn so với không bôi kem chống nắng,” bà nói.

“Nhưng các thử nghiệm đã được công bố cho đến nay không cho thấy những người được chỉ định ngẫu nhiên thoa kem chống nắng hàng ngày có lượng vitamin D thấp hơn những người không được chỉ định ngẫu nhiên thoa kem chống nắng hàng ngày.”

Lời khuyên của giáo sư Neale cho những người thiếu vitamin D là, đừng dựa vào ánh nắng mặt trời để điều trị tình trạng thiếu hụt, mà hãy sử dụng các viên uống vitamin D an toàn, hiệu quả và hợp túi tiền.
LISTEN TO
Sức khỏe là Vàng: Ung thư da image

Sức khỏe là Vàng: Ung thư da

SBS Vietnamese

24/08/202017:52

Số liệu thống kê về ung thư của Úc

Theo Cancer Council, tổn thương do ánh nắng mặt trời là do bức xạ cực tím (UV), nghĩa là bạn vẫn có thể bị tổn thương da khi không có nắng.

Úc có mức bức xạ UV thuộc hàng cao nhất thế giới, và bức xạ UV đủ mạnh để gây cháy nắng chỉ trong vòng 11 phút vào một ngày hè.

Cũng theo Cancer Council, có đến 95% trường hợp ung thư hắc tố da (melanoma) là do tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV.

Ung thư hắc tố da là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ ba tại Úc và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 11.
CommonlyDiagnosedCancers2024.jpg
According to Cancer Council, in Australia, up to 95 per cent of melanomas are attributable to overexposure to UV radiation. Skin cancer risk is not just related to the amount of sun exposure, but also to the pattern, for example low sun exposure in daily life combined with high sun exposure during the hollidays.
LeadingCancerDeaths2024.jpg
According to the recent joint study by Cancer Council and the Australian Bureau of Statistics, Australians are not using adequate sun protection to reduce their risk of skin cancer, with new data revealing that only half (53.9 per cent) of Australians are using three or more forms of sun protection when exposed to the sun during peak UV times.

Lời khuyên từ các chuyên gia

Kem chống nắng chỉ là một phần trong các biện pháp bảo vệ da. Các chuyên gia khuyên người dân nên:
  • Ưu tiên mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành.
  • Tìm bóng râm và tránh nắng vào thời điểm tia UV cao.
  • Sử dụng kem chống nắng cho những vùng da không được che chắn.
Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share
Published 28 November 2024 8:23pm
By Lera Shvets
Presented by Đăng Trình
Source: SBS


Share this with family and friends